Cá rồng thường được biết đến như loài cá cảnh đắt đỏ bậc nhất thế giới. Không phải ai cũng biết Việt Nam là nơi sinh sống của một loài cá rồng hoang dã, đó là cá rồng châu Á (Scleropages formosus). Ảnh: Eco Factor.Trước khi trở thành cá cảnh, loài cá này đã được người Việt biết đến với tên gọi cá mơn. Ngày nay, chúng được ghi nhận ở sông Đồng Nai, địa phận tỉnh Đồng Nai. Ảnh: AZ Animals.Theo các tài liệu khoa học, cá rồng châu Á có kích thước khá lớn, chiều dài cá trưởng thành đạt đến 90 cm và trọng lượng đến trên 7 kg. Chúng có thân thon, dài, dẹp hai bên, vảy to. Ảnh: BioLib.Trên mõm cá có một đôi râu ngắn, mập. Miệng cá lớn, rạch miệng xiên, vượt quá viền sau của ổ mắt. Mắt to, tròn, nằm lệch lên phần trên của đầu. Ảnh: Vecteezy.Tia vây ngực dài, tia vây bụng ngắn. Vây lưng và vây hậu môn nằm ở phần sau của thân, gần vây đuôi. Vây đuôi gần tròn. Màu sắc có thể thay đổi tùy quần thể, thường gặp là lưng tối màu, bụng sáng màu, vây có sắc đỏ, toàn thân có ánh kim. Ảnh: Sims Tropical Fish.Cá con ăn các loài côn trùng sống trên mặt nước, cá trưởng thành ăn các loài cá nhỏ hơn. Trứng cá lớn, số lượng ít. Cá trưởng thành ấp trứng phôi trong miệng. Ảnh: Wikimedia Commons.Tại Việt Nam, cá rồng châu Á có số lượng rất ít, phân bố rất hẹp. Trước năm 1986 (trước lúc hình thành hồ chứa nước của công trình thủy điện Trị An), cá phân bố ở khu vực Cây Gáo, trung lưu sông Đồng Nai (thuộc huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai). Ảnh: Pond5.Hiện tại khu vực này nằm trong hồ chứa nước Trị An không còn gặp cá rồng nữa. Những năm gần đây mới phát hiện một quần thể nhỏ ở trung lưu sông Đồng Nai thuộc khu vực Vườn quốc gia Cát Tiên, địa phận huyện Tân Phú, Đồng Nai. Ảnh: iNaturalist.Trên thế giới, cá rồng châu Á được ghi nhận ở Thái Lan, Campuchia, Malaysia và Indonesia. Chúng được xếp vào diện loài Nguy cấp trong sách đỏ IUCN. Ảnh: The New Daily.Mọi hoạt động săn bắt và mua bán cá rồng châu Á hoang dã ở Việt Nam bị nghiêm cấm vì đây là loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành Thủy sản. Ảnh: Bonefishingworld.Trên thị trường cá cảnh quốc tế, cá rồng châu Á được nhân nuôi và bán ở nhiều nơi với giá dao động từ 300 USD cho đến 70.000 USD tùy theo kích cỡ, màu sắc và hình thể. Những con cá đắt đỏ này không có nhiều giá trị về mặt bảo tồn. Ảnh: Saigon Fish.Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
Cá rồng thường được biết đến như loài cá cảnh đắt đỏ bậc nhất thế giới. Không phải ai cũng biết Việt Nam là nơi sinh sống của một loài cá rồng hoang dã, đó là cá rồng châu Á (Scleropages formosus). Ảnh: Eco Factor.
Trước khi trở thành cá cảnh, loài cá này đã được người Việt biết đến với tên gọi cá mơn. Ngày nay, chúng được ghi nhận ở sông Đồng Nai, địa phận tỉnh Đồng Nai. Ảnh: AZ Animals.
Theo các tài liệu khoa học, cá rồng châu Á có kích thước khá lớn, chiều dài cá trưởng thành đạt đến 90 cm và trọng lượng đến trên 7 kg. Chúng có thân thon, dài, dẹp hai bên, vảy to. Ảnh: BioLib.
Trên mõm cá có một đôi râu ngắn, mập. Miệng cá lớn, rạch miệng xiên, vượt quá viền sau của ổ mắt. Mắt to, tròn, nằm lệch lên phần trên của đầu. Ảnh: Vecteezy.
Tia vây ngực dài, tia vây bụng ngắn. Vây lưng và vây hậu môn nằm ở phần sau của thân, gần vây đuôi. Vây đuôi gần tròn. Màu sắc có thể thay đổi tùy quần thể, thường gặp là lưng tối màu, bụng sáng màu, vây có sắc đỏ, toàn thân có ánh kim. Ảnh: Sims Tropical Fish.
Cá con ăn các loài côn trùng sống trên mặt nước, cá trưởng thành ăn các loài cá nhỏ hơn. Trứng cá lớn, số lượng ít. Cá trưởng thành ấp trứng phôi trong miệng. Ảnh: Wikimedia Commons.
Tại Việt Nam, cá rồng châu Á có số lượng rất ít, phân bố rất hẹp. Trước năm 1986 (trước lúc hình thành hồ chứa nước của công trình thủy điện Trị An), cá phân bố ở khu vực Cây Gáo, trung lưu sông Đồng Nai (thuộc huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai). Ảnh: Pond5.
Hiện tại khu vực này nằm trong hồ chứa nước Trị An không còn gặp cá rồng nữa. Những năm gần đây mới phát hiện một quần thể nhỏ ở trung lưu sông Đồng Nai thuộc khu vực Vườn quốc gia Cát Tiên, địa phận huyện Tân Phú, Đồng Nai. Ảnh: iNaturalist.
Trên thế giới, cá rồng châu Á được ghi nhận ở Thái Lan, Campuchia, Malaysia và Indonesia. Chúng được xếp vào diện loài Nguy cấp trong sách đỏ IUCN. Ảnh: The New Daily.
Mọi hoạt động săn bắt và mua bán cá rồng châu Á hoang dã ở Việt Nam bị nghiêm cấm vì đây là loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành Thủy sản. Ảnh: Bonefishingworld.
Trên thị trường cá cảnh quốc tế, cá rồng châu Á được nhân nuôi và bán ở nhiều nơi với giá dao động từ 300 USD cho đến 70.000 USD tùy theo kích cỡ, màu sắc và hình thể. Những con cá đắt đỏ này không có nhiều giá trị về mặt bảo tồn. Ảnh: Saigon Fish.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.