Hào quang mặt trời hiếm gặp này được phát hiện trên bầu trời Thượng Hải, miền đông Trung Quốc, vào ngày 16/3.Hào quang mặt trời (còn gọi là halo) xảy ra khi ánh sáng mặt trời tương tác với các tinh thể băng lơ lửng trong bầu khí quyển, tạo thành một quầng sáng màu trắng hoặc nhiều màu sắc đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.Quầng sáng hào quang này thường là một vòng tròn bao quanh mặt trời, đôi khi cũng là các cung, điểm trên bầu trời.Đây là kết quả của một hiện tượng quang học rất phổ biến trong tự nhiên gọi là khúc xạ ánh sáng.Sở dĩ có hiện tượng quầng mặt trời hay hiện tượng vòng tròn bao quanh mặt trời xảy ra là bởi tác dụng của tầng khí quyển.Khi nhiệt độ tăng cao, những vùng gần mặt trời sẽ thường xuất hiện tình trạng không khí lạnh và không khí nóng giao nhau.Không khí nóng mang đầy hơi nước vượt lên trên không khí lạnh và bay lên bầu trời.Khi hơi nước trên bầu trời gặp nhiệt độ thấp sẽ ngưng tụ lại thành những tinh thể băng có hình lăng trụ lục giác.Và khi ánh mặt trời chiếu vào, những tinh thể băng này sẽ bị khúc xạ mạnh tạo thành một vòng tròn với đầy đủ màu sắc giống cầu vồng bao xung quanh mặt trời.Theo các chuyên gia, hiện tượn quầng sáng này cũng có thể xuất hiện vào ban đêm và được gọi với cái tên là quầng mặt trăng.Cũng theo các chuyên gia, những hiện tượng này hoàn toàn không có mối liên hệ với những cảnh báo thảm họa như nhiều người vẫn liên tưởng.Thậm chí, việc quan sát quầng sáng rõ còn chứng tỏ thời tiết diễn ra thuận lợi, khô ráo và bầu trời quang đãng.>>>Xem thêm video: Đừng bỏ lỡ những hiện tượng thiên văn kỳ thú trên bầu trời 2023. Nguồn: Kienthucnet.
Hào quang mặt trời hiếm gặp này được phát hiện trên bầu trời Thượng Hải, miền đông Trung Quốc, vào ngày 16/3.
Hào quang mặt trời (còn gọi là halo) xảy ra khi ánh sáng mặt trời tương tác với các tinh thể băng lơ lửng trong bầu khí quyển, tạo thành một quầng sáng màu trắng hoặc nhiều màu sắc đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Quầng sáng hào quang này thường là một vòng tròn bao quanh mặt trời, đôi khi cũng là các cung, điểm trên bầu trời.
Đây là kết quả của một hiện tượng quang học rất phổ biến trong tự nhiên gọi là khúc xạ ánh sáng.
Sở dĩ có hiện tượng quầng mặt trời hay hiện tượng vòng tròn bao quanh mặt trời xảy ra là bởi tác dụng của tầng khí quyển.
Khi nhiệt độ tăng cao, những vùng gần mặt trời sẽ thường xuất hiện tình trạng không khí lạnh và không khí nóng giao nhau.
Không khí nóng mang đầy hơi nước vượt lên trên không khí lạnh và bay lên bầu trời.
Khi hơi nước trên bầu trời gặp nhiệt độ thấp sẽ ngưng tụ lại thành những tinh thể băng có hình lăng trụ lục giác.
Và khi ánh mặt trời chiếu vào, những tinh thể băng này sẽ bị khúc xạ mạnh tạo thành một vòng tròn với đầy đủ màu sắc giống cầu vồng bao xung quanh mặt trời.
Theo các chuyên gia, hiện tượn quầng sáng này cũng có thể xuất hiện vào ban đêm và được gọi với cái tên là quầng mặt trăng.
Cũng theo các chuyên gia, những hiện tượng này hoàn toàn không có mối liên hệ với những cảnh báo thảm họa như nhiều người vẫn liên tưởng.
Thậm chí, việc quan sát quầng sáng rõ còn chứng tỏ thời tiết diễn ra thuận lợi, khô ráo và bầu trời quang đãng.