Ngày 16/3, Vườn quốc gia Vũ Quang đã tiếp nhận 39 cá thể động vật hoang dã quý hiếm từ Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên Sơn (Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn, tỉnh Lào Cai).Đến chiều ngày 17/3, số động vật này đã được thả về môi trường tự nhiên tại khu vực đã được khảo sát trước đó thuộc rừng tự nhiên Vườn quốc gia Vũ Quang.Các động vật được tiếp nhận bao gồm 35 rắn hổ mang một mắt kính (Naja kaouthia), 2 khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) và 2 khỉ mốc (Macaca assamensis).Sau khi thả những động vật quý hiếm này về môi trường tự nhiên, Vườn quốc gia Vũ Quang tiếp tục theo dõi, bảo vệ để bảo đảm an toàn cho chúng.Rắn hổ mang một mắt kính hay còn được gọi là rắn hổ đất, rắn hổ mang mắt đơn, rắn hổ phì, rắn hổ sáp, là 1 loài rắn thuộc họ Elapidae, phân bố rộng từ Trung Á đến Nam Á.Phạm vi sống của loài rắn này là trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, cả đồng bằng, trung du và miền núi. Rắn hổ mang đất con mới nở ra chỉ dài 200 - 350mm và đã có khả năng bành cổ hung dữ. Con trưởng thành dài từ 1,3 đến 2m, có thể sống thọ tới 30 năm.Đây là loài đẻ trứng. Con cái đẻ từ 16 tới 33 trứng trong 1 ổ. Thời gian ấp trứng từ 55 đến 73 ngày. Đẻ trứng vào tháng Giêng tới tháng Ba. Những con cái thường ở lại canh trứng.Khỉ mặt đỏ có tên khoa học Macaca arctoides, thuộc họ khỉ Cercopithecidae. Chúng sống ở các khu rừng thấp ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, tại Việt Nam được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền Trung.Khỉ mặt đỏ có bộ lông màu nâu sẫm, nhưng cũng có đôi khi biển đổi từ đen sang đỏ. Mặt phần lớn có màu đỏ với lông trên đỉnh đầu thường toả ra các phía xung quanh còn lông ở hai bên má toả ra phía sau.Loài này nằm trong sách đỏ IUCN, sách đỏ Việt Nam với mức độ bảo tồn nguy cấp. Thức ăn của khỉ mặt đỏ chủ yếu là quả, hạt, lá non, nõn và các loại côn trùng, chim và trứng.Khỉ mốc có tên khoa học là Macaca assamensis, là đối tượng nghiên cứu khoa học. Mặt khác nếu bảo vệ tốt chúng sẽ trở thành nguồn động vật dùng để nghiên cứu, thử nghiệm vắc xin phục vụ cuộc sống con người.Màu lông của khỉ mốc có thể thay đổi từ màu nâu sẫm tới màu nâu vàng nhạt, nhưng ở vai, gáy, đỉnh đầu và tai thường sáng hơn và vàng hơn phía sau chân và đuôi. Lông xung quanh mặt màu đen, hai má có lông màu xám, phía trong và phía dưới của đùi màu trắng xám.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Ngày 16/3, Vườn quốc gia Vũ Quang đã tiếp nhận 39 cá thể động vật hoang dã quý hiếm từ Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên Sơn (Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn, tỉnh Lào Cai).
Đến chiều ngày 17/3, số động vật này đã được thả về môi trường tự nhiên tại khu vực đã được khảo sát trước đó thuộc rừng tự nhiên Vườn quốc gia Vũ Quang.
Các động vật được tiếp nhận bao gồm 35 rắn hổ mang một mắt kính (Naja kaouthia), 2 khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) và 2 khỉ mốc (Macaca assamensis).
Sau khi thả những động vật quý hiếm này về môi trường tự nhiên, Vườn quốc gia Vũ Quang tiếp tục theo dõi, bảo vệ để bảo đảm an toàn cho chúng.
Rắn hổ mang một mắt kính hay còn được gọi là rắn hổ đất, rắn hổ mang mắt đơn, rắn hổ phì, rắn hổ sáp, là 1 loài rắn thuộc họ Elapidae, phân bố rộng từ Trung Á đến Nam Á.
Phạm vi sống của loài rắn này là trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, cả đồng bằng, trung du và miền núi. Rắn hổ mang đất con mới nở ra chỉ dài 200 - 350mm và đã có khả năng bành cổ hung dữ. Con trưởng thành dài từ 1,3 đến 2m, có thể sống thọ tới 30 năm.
Đây là loài đẻ trứng. Con cái đẻ từ 16 tới 33 trứng trong 1 ổ. Thời gian ấp trứng từ 55 đến 73 ngày. Đẻ trứng vào tháng Giêng tới tháng Ba. Những con cái thường ở lại canh trứng.
Khỉ mặt đỏ có tên khoa học Macaca arctoides, thuộc họ khỉ Cercopithecidae. Chúng sống ở các khu rừng thấp ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, tại Việt Nam được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền Trung.
Khỉ mặt đỏ có bộ lông màu nâu sẫm, nhưng cũng có đôi khi biển đổi từ đen sang đỏ. Mặt phần lớn có màu đỏ với lông trên đỉnh đầu thường toả ra các phía xung quanh còn lông ở hai bên má toả ra phía sau.
Loài này nằm trong sách đỏ IUCN, sách đỏ Việt Nam với mức độ bảo tồn nguy cấp. Thức ăn của khỉ mặt đỏ chủ yếu là quả, hạt, lá non, nõn và các loại côn trùng, chim và trứng.
Khỉ mốc có tên khoa học là Macaca assamensis, là đối tượng nghiên cứu khoa học. Mặt khác nếu bảo vệ tốt chúng sẽ trở thành nguồn động vật dùng để nghiên cứu, thử nghiệm vắc xin phục vụ cuộc sống con người.
Màu lông của khỉ mốc có thể thay đổi từ màu nâu sẫm tới màu nâu vàng nhạt, nhưng ở vai, gáy, đỉnh đầu và tai thường sáng hơn và vàng hơn phía sau chân và đuôi. Lông xung quanh mặt màu đen, hai má có lông màu xám, phía trong và phía dưới của đùi màu trắng xám.