Dự đoán, tiểu hành tinh Apophis, có đường kính 370 mét, có thể vụt qua hành tinh chúng ta vào ngày thứ Sáu ngày 13/4/2029. Trong khi đó, tiểu hành tinh cực lớn Bennu (đường kính 490 mét) dự báo sẽ thực hiện một cú lao tương tự vào năm 2036.Nếu 1 trong 2 tiểu hành tinh tấn công Trái đất, chỉ một trong số đó (hoặc Apophis, hoặc Bennu) cũng có sức mạnh bằng tất cả các vũ khí hạt nhân trên Trái đất cộng lại.Hãy tưởng tượng viễn cảnh kinh hoàng: Tất cả kho vũ khí hạt nhân của Trái đất sẽ được kích nổ trong vài giây - thì bạn sẽ thấy thảm họa đó khủng khiếp cỡ nào.Điều khó khăn của các nhà khoa học là không thể dự báo chính xác mà chỉ tương đối khoảng thời gian và hướng lao đến Trái đất của các thiên thạch.Mặc dù 2 tiểu hành tinh đường kính cực khủng này không được dự đoán là sẽ va vào Trái đất, nhưng ngay cả những thay đổi tương đối nhỏ trong quỹ đạo của chúng cũng có thể khiến chúng đâm vào Trái đất.Giống như trường hợp tiểu hành tinh tên Chelyabinsk có đường kính 19 mét đã phát nổ phía trên thành phố Chelyabinsk của Nga ngày 15 tháng 2 năm 2013 khiến giới khoa học ngỡ ngàng vì không thể dự đoán trước.Những sự cố như thế này nhấn mạnh tầm quan trọng cấp thiết của việc bảo vệ hành tinh - phát hiện, theo dõi, xác định đặc điểm và cuối cùng là bảo vệ chống lại các tiểu hành tinh và sao chổi nguy hiểm tiềm tàng.Philip Lubin - Giáo sư vật lý của Trường Đại học California, Santa Barbara (Mỹ) và đồng tác giả Alexander Cohen đã đưa ra một phương pháp chủ động hơn để đối phó với các mảnh vỡ không gian nguy hiểm ngoài Trái đất. Dự án được gọi là PI, viết tắt của Pulverize It.Chìa khóa của chiến lược PI là việc triển khai một loạt các thanh xuyên thấu (giống hình một viên đạn), có thể chứa đầy thuốc nổ. Thanh xuyên thấu - đường kính khoảng 10-30 cm và dài từ 2 đến 3 mét - có sứ mệnh phân mảnh tiểu hành tinh hoặc sao chổi khi nó đâm vào chúng với tốc độ cực lớn.Các nhà nghiên cứu cho biết, thay vì làm chệch hướng vật thể, chiến lược là để Trái đất phải chịu sự tấn công, nhưng trước tiên là phân mảnh tiểu hành tinh thành những mảnh nhỏ hơn - thường có kích thước bằng một ngôi nhà - và để các mảnh vỡ đó đi vào bầu khí quyển của Trái đất.Việc còn lại là do bầu khí quyển đảm đương. Khi lao vào bầu khí quyển của chúng ta, bầu không khí có thể hấp thụ năng lượng của tiểu hành tinh đó và tiếp tục làm chúng "bốc hơi" khi tạo ra ma sát khổng lồ khiến chúng bốc cháy trên không trung.Theo cách tiếp cận này, cùng một hệ thống có thể được sử dụng để chủ động loại bỏ các đối tượng đe dọa như thiên thạch Apophis và Bennu để bảo vệ thế hệ tương lai.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Dự đoán, tiểu hành tinh Apophis, có đường kính 370 mét, có thể vụt qua hành tinh chúng ta vào ngày thứ Sáu ngày 13/4/2029. Trong khi đó, tiểu hành tinh cực lớn Bennu (đường kính 490 mét) dự báo sẽ thực hiện một cú lao tương tự vào năm 2036.
Nếu 1 trong 2 tiểu hành tinh tấn công Trái đất, chỉ một trong số đó (hoặc Apophis, hoặc Bennu) cũng có sức mạnh bằng tất cả các vũ khí hạt nhân trên Trái đất cộng lại.
Hãy tưởng tượng viễn cảnh kinh hoàng: Tất cả kho vũ khí hạt nhân của Trái đất sẽ được kích nổ trong vài giây - thì bạn sẽ thấy thảm họa đó khủng khiếp cỡ nào.
Điều khó khăn của các nhà khoa học là không thể dự báo chính xác mà chỉ tương đối khoảng thời gian và hướng lao đến Trái đất của các thiên thạch.
Mặc dù 2 tiểu hành tinh đường kính cực khủng này không được dự đoán là sẽ va vào Trái đất, nhưng ngay cả những thay đổi tương đối nhỏ trong quỹ đạo của chúng cũng có thể khiến chúng đâm vào Trái đất.
Giống như trường hợp tiểu hành tinh tên Chelyabinsk có đường kính 19 mét đã phát nổ phía trên thành phố Chelyabinsk của Nga ngày 15 tháng 2 năm 2013 khiến giới khoa học ngỡ ngàng vì không thể dự đoán trước.
Những sự cố như thế này nhấn mạnh tầm quan trọng cấp thiết của việc bảo vệ hành tinh - phát hiện, theo dõi, xác định đặc điểm và cuối cùng là bảo vệ chống lại các tiểu hành tinh và sao chổi nguy hiểm tiềm tàng.
Philip Lubin - Giáo sư vật lý của Trường Đại học California, Santa Barbara (Mỹ) và đồng tác giả Alexander Cohen đã đưa ra một phương pháp chủ động hơn để đối phó với các mảnh vỡ không gian nguy hiểm ngoài Trái đất. Dự án được gọi là PI, viết tắt của Pulverize It.
Chìa khóa của chiến lược PI là việc triển khai một loạt các thanh xuyên thấu (giống hình một viên đạn), có thể chứa đầy thuốc nổ. Thanh xuyên thấu - đường kính khoảng 10-30 cm và dài từ 2 đến 3 mét - có sứ mệnh phân mảnh tiểu hành tinh hoặc sao chổi khi nó đâm vào chúng với tốc độ cực lớn.
Các nhà nghiên cứu cho biết, thay vì làm chệch hướng vật thể, chiến lược là để Trái đất phải chịu sự tấn công, nhưng trước tiên là phân mảnh tiểu hành tinh thành những mảnh nhỏ hơn - thường có kích thước bằng một ngôi nhà - và để các mảnh vỡ đó đi vào bầu khí quyển của Trái đất.
Việc còn lại là do bầu khí quyển đảm đương. Khi lao vào bầu khí quyển của chúng ta, bầu không khí có thể hấp thụ năng lượng của tiểu hành tinh đó và tiếp tục làm chúng "bốc hơi" khi tạo ra ma sát khổng lồ khiến chúng bốc cháy trên không trung.
Theo cách tiếp cận này, cùng một hệ thống có thể được sử dụng để chủ động loại bỏ các đối tượng đe dọa như thiên thạch Apophis và Bennu để bảo vệ thế hệ tương lai.