Hồ Karakul hay còn gọi "hồ Đen" nằm trên dãy núi Pamir và thuộc Công viên Quốc gia Tajik của Tajikistan. Theo các chuyên gia, hồ nước này nằm trong lưu vực kín ở độ cao 3.900 mét so với mực nước biển.Do được bao quanh bởi các dãy núi cao nên khu vực hồ Karakul ít khi có mưa. Trung bình nơi đây chỉ nhận khoảng 30 mm mưa/năm. Theo đó, đây là một trung những địa điểm khô hạn nhất ở Trung Á.Hồ Karakul có diện tích khoảng 380 km2, sâu tới hơn 230m. Nơi đây được hình thành sau khi một mảnh thiên thạch va chạm vào Trái đất khoảng 25 triệu năm trước.Vụ va chạm thiên thạch trên đã khiến mặt đất lõm xuống ít nhất 200m, hình thành miệng hố khổng lồ.Nước mưa và lượng nước ngầm dần dần tích tụ trong lòng hố. Trải qua nhiều thế kỷ, hồ Karakul có diện mạo như ngày nay.Nhiều du khách khi ghé thăm hồ Karakul đều ấn tượng trước màu sắc của nước. Nước trong đổ đổi màu liên tục vào mùa Hè. Theo đó, có thời điểm, nước hồ có màu ngọc lam rồi từ từ chuyên sang màu ngọc lục bảo hay xanh coban đậm.Mặc dù có màu sắc ấn tượng như vậy nhưng không ai có thể ngờ hồ Karakul có hàm lượng muối rất cao.Nước hồ mặn chắt tới mức chỉ duy nhất một loài cá có tên gọi Nemacheilus có thể sinh sống trong môi trường khắc nghiệt này.Theo các chuyên gia, nước trong hồ Karakul không có lối thoát ra bên ngoài nên chỉ có thể tự bốc hơi. Theo thời gian, lượng muối lắng đọng ngày bên trong hồ Karakul ngày càng nhiều.Thêm nữa, hồ Karakul có thêm hàm lượng muối lớn từ các mỏ muối lân cận. Chính độ mặn rất lớn của nước hồ khiến nhiều tàu thuyền bị lật.Mời độc giả xem video: Bến Tre xây hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây. Nguồn: THDT.
Hồ Karakul hay còn gọi "hồ Đen" nằm trên dãy núi Pamir và thuộc Công viên Quốc gia Tajik của Tajikistan. Theo các chuyên gia, hồ nước này nằm trong lưu vực kín ở độ cao 3.900 mét so với mực nước biển.
Do được bao quanh bởi các dãy núi cao nên khu vực hồ Karakul ít khi có mưa. Trung bình nơi đây chỉ nhận khoảng 30 mm mưa/năm. Theo đó, đây là một trung những địa điểm khô hạn nhất ở Trung Á.
Hồ Karakul có diện tích khoảng 380 km2, sâu tới hơn 230m. Nơi đây được hình thành sau khi một mảnh thiên thạch va chạm vào Trái đất khoảng 25 triệu năm trước.
Vụ va chạm thiên thạch trên đã khiến mặt đất lõm xuống ít nhất 200m, hình thành miệng hố khổng lồ.
Nước mưa và lượng nước ngầm dần dần tích tụ trong lòng hố. Trải qua nhiều thế kỷ, hồ Karakul có diện mạo như ngày nay.
Nhiều du khách khi ghé thăm hồ Karakul đều ấn tượng trước màu sắc của nước. Nước trong đổ đổi màu liên tục vào mùa Hè. Theo đó, có thời điểm, nước hồ có màu ngọc lam rồi từ từ chuyên sang màu ngọc lục bảo hay xanh coban đậm.
Mặc dù có màu sắc ấn tượng như vậy nhưng không ai có thể ngờ hồ Karakul có hàm lượng muối rất cao.
Nước hồ mặn chắt tới mức chỉ duy nhất một loài cá có tên gọi Nemacheilus có thể sinh sống trong môi trường khắc nghiệt này.
Theo các chuyên gia, nước trong hồ Karakul không có lối thoát ra bên ngoài nên chỉ có thể tự bốc hơi. Theo thời gian, lượng muối lắng đọng ngày bên trong hồ Karakul ngày càng nhiều.
Thêm nữa, hồ Karakul có thêm hàm lượng muối lớn từ các mỏ muối lân cận. Chính độ mặn rất lớn của nước hồ khiến nhiều tàu thuyền bị lật.
Mời độc giả xem video: Bến Tre xây hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây. Nguồn: THDT.