Sang nhượng lại mặt bằng, cho thuê cửa hàng, cho thuê nhà,… là những tấm biển mà ai ai cũng dễ dàng bắt gặp trên hầu hết tuyến phố vốn được coi là đắc địa và sầm uất bậc nhất Hà Nội sau Tết.Video: Rợp biển rao bán, cho thuê nhà và mặt bằng tại Hà NộiGhi nhận thực tế trên các tuyến phố lớn như Hàng Bông, Trường Chinh, Giải Phóng, Nguyễn Trãi,… cứ vài chục mét lại xuất hiện một biển cho thuê nhà, sang nhượng cửa hàng.Phần lớn những mặt bằng đang treo biển sang nhượng trước đây vốn là cửa hàng kinh doanh thời trang, mỹ phẩm, đồ uống,…Chia sẻ với Tiền Phong, chị Vũ Thanh Phương (32 tuổi, Triều Khúc, Thanh Xuân) cho biết, sau đại dịch COVID -19, thói quen mua sắm của người dân đã thay đổi, họ chuyển từ hình thức offline sang online. Đồng thời, sự lên ngôi và kích cầu của các sàn thương mại điện tử đã khiến thị trường bán lẻ bị mất dần vị thế, trong đó phân khúc thời trang, mỹ phẩm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.“Trước đây tôi cũng kinh doanh thời trang, riêng tiền thuê mặt bằng và nhân viên mỗi tháng cũng mất hơn 30 triệu đồng, chưa kể các chi phí khác. Cứ mở mắt ra là đã mất tiền, mà lượng khách đến mua thì ngày càng èo uột. Trong khi đó, các cửa hàng thời trang online họ không mất tiền thuê mặt bằng, set up không gian nên giá thành họ bán ra rẻ hơn rất nhiều, do đó khách hàng tất nhiên sẽ chọn mua online hơn chứ. Vì thế tôi quyết định sang nhượng lại cửa hàng, chuyển sang hình thức kinh doanh online cho đỡ áp lực”, chị Thanh Phương cho biết.Không chỉ mặt bằng kinh doanh, số lượng biển và thông tin rao bán và cho thuê nhà, chung cư mini sau Tết cũng tăng vọt.Khảo sát trên các sàn, website bất động sản và ghi nhận thực tế, mỗi ngày có tới hàng trăm tin rao bán và cho thuê nhà. Trên địa bàn quận Thanh Xuân, nhất là khu vực tập trung nhiều chung cư mini như Khương Hạ, Khương Đình, Vũ Tông Phan,… không ít môi giới đùa vui rằng “một mét vuông có đến chục biển cho thuê hoặc bán chung cư mini”.Mặc dù “ế ẩm” là vậy, nhưng chủ nhà hay chủ đầu tư nhiều mặt bằng vẫn không chịu giảm giá cho thuê, thậm chí hét giá "trên trời". Đơn cử như một phần mặt bằng trên phố Cầu Gỗ (phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm) có diện tích 30m2 đang đăng tin sang nhượng với giá 150 triệu đồng/tháng, nhiều người cho biết đây là mức giá cao so với các nhà xung quanh.Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) - Nguyễn Văn Đính cho rằng, tình trạng mặt bằng kinh doanh ế ẩm ảnh hưởng nặng nề đến thị trường bất động sản, nhất là phân khúc bất động sản thương mại. Khiến niềm tin của các nhà đầu tư bị giảm sút.Theo Chủ tịch VARS, để khắc phục tình trạng vừa nêu, các doanh nghiệp và chủ cửa hàng cần nghiên cứu và thích nghi với thị trường hiện nay bằng cách ứng dụng về công nghệ trong bán hàng, cùng với đó là các vấn đề biến động khác của thị trường và cân đối giá cả sản phẩm để thu hút khách quay trở lại.Ở góc độ khách hàng, chị Thanh Phương và nhiều người bày tỏ, nếu các chủ mặt bằng không chịu giảm giá cho thuê, tăng thời gian thanh toán tiền thuê nhà thì thời gian tới sẽ còn nhiều mặt bằng bị trả nữa...
Sang nhượng lại mặt bằng, cho thuê cửa hàng, cho thuê nhà,… là những tấm biển mà ai ai cũng dễ dàng bắt gặp trên hầu hết tuyến phố vốn được coi là đắc địa và sầm uất bậc nhất Hà Nội sau Tết.
Video: Rợp biển rao bán, cho thuê nhà và mặt bằng tại Hà Nội
Ghi nhận thực tế trên các tuyến phố lớn như Hàng Bông, Trường Chinh, Giải Phóng, Nguyễn Trãi,… cứ vài chục mét lại xuất hiện một biển cho thuê nhà, sang nhượng cửa hàng.
Phần lớn những mặt bằng đang treo biển sang nhượng trước đây vốn là cửa hàng kinh doanh thời trang, mỹ phẩm, đồ uống,…
Chia sẻ với Tiền Phong, chị Vũ Thanh Phương (32 tuổi, Triều Khúc, Thanh Xuân) cho biết, sau đại dịch COVID -19, thói quen mua sắm của người dân đã thay đổi, họ chuyển từ hình thức offline sang online. Đồng thời, sự lên ngôi và kích cầu của các sàn thương mại điện tử đã khiến thị trường bán lẻ bị mất dần vị thế, trong đó phân khúc thời trang, mỹ phẩm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
“Trước đây tôi cũng kinh doanh thời trang, riêng tiền thuê mặt bằng và nhân viên mỗi tháng cũng mất hơn 30 triệu đồng, chưa kể các chi phí khác. Cứ mở mắt ra là đã mất tiền, mà lượng khách đến mua thì ngày càng èo uột. Trong khi đó, các cửa hàng thời trang online họ không mất tiền thuê mặt bằng, set up không gian nên giá thành họ bán ra rẻ hơn rất nhiều, do đó khách hàng tất nhiên sẽ chọn mua online hơn chứ. Vì thế tôi quyết định sang nhượng lại cửa hàng, chuyển sang hình thức kinh doanh online cho đỡ áp lực”, chị Thanh Phương cho biết.
Không chỉ mặt bằng kinh doanh, số lượng biển và thông tin rao bán và cho thuê nhà, chung cư mini sau Tết cũng tăng vọt.
Khảo sát trên các sàn, website bất động sản và ghi nhận thực tế, mỗi ngày có tới hàng trăm tin rao bán và cho thuê nhà. Trên địa bàn quận Thanh Xuân, nhất là khu vực tập trung nhiều chung cư mini như Khương Hạ, Khương Đình, Vũ Tông Phan,… không ít môi giới đùa vui rằng “một mét vuông có đến chục biển cho thuê hoặc bán chung cư mini”.
Mặc dù “ế ẩm” là vậy, nhưng chủ nhà hay chủ đầu tư nhiều mặt bằng vẫn không chịu giảm giá cho thuê, thậm chí hét giá "trên trời". Đơn cử như một phần mặt bằng trên phố Cầu Gỗ (phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm) có diện tích 30m2 đang đăng tin sang nhượng với giá 150 triệu đồng/tháng, nhiều người cho biết đây là mức giá cao so với các nhà xung quanh.
Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) - Nguyễn Văn Đính cho rằng, tình trạng mặt bằng kinh doanh ế ẩm ảnh hưởng nặng nề đến thị trường bất động sản, nhất là phân khúc bất động sản thương mại. Khiến niềm tin của các nhà đầu tư bị giảm sút.
Theo Chủ tịch VARS, để khắc phục tình trạng vừa nêu, các doanh nghiệp và chủ cửa hàng cần nghiên cứu và thích nghi với thị trường hiện nay bằng cách ứng dụng về công nghệ trong bán hàng, cùng với đó là các vấn đề biến động khác của thị trường và cân đối giá cả sản phẩm để thu hút khách quay trở lại.
Ở góc độ khách hàng, chị Thanh Phương và nhiều người bày tỏ, nếu các chủ mặt bằng không chịu giảm giá cho thuê, tăng thời gian thanh toán tiền thuê nhà thì thời gian tới sẽ còn nhiều mặt bằng bị trả nữa...