Ngôi làng Jatinga ở Assam, Ấn Độ, đã chứng kiến một hiện tượng kỳ lạ hàng trăm năm qua: hàng ngàn con chim "tự sát" mỗi năm vào những đêm tối không trăng từ tháng 9 đến tháng 10.Trong khoảng thời gian này, 44 loài chim bỗng nhiên mất phương hướng và lao về phía khu dân cư, nơi có ánh đèn điện và đuốc sáng.Các giả thiết khoa học gồm sự kết hợp của độ cao, gió lớn và sương mù khiến chim mất phương hướng và ánh sáng từ làng giúp chúng ổn định lại đường bay.Tuy nhiên, không giải thích được tại sao chim chỉ "hạ cánh" trong một dải đất nhỏ cố định.Một giả thiết khác liên quan đến thời tiết dẫn đến thay đổi về chất lượng từ tính của nước dưới lòng đất cũng không thuyết phục.Dân làng tin rằng những con chim là "linh hồn mà quỷ dữ gửi đến để làm hại ngôi làng", vì vậy họ đã dùng bẫy cọc tre để giết chúng.Tuy nhiên, các tổ chức về động vật hoang dã đã giáo dục và tuyên truyền cho người dân về hiện tượng này và việc giết hại hàng loạt các loài chim đã giảm được 40% từ năm 1905.Giới chức Assam hy vọng phát triển Jatinga thành một điểm du lịch nhờ vào hiện tượng kỳ bí này và đã tiến hành các công việc xây dựng cơ sở hạ tầng để đón du khách.Mời quý độc giả xem thêm video: Bí ẩn "lâu đài ma" 2.800 tuổi xuất hiện ở nơi khó ai ngờ đến.
Ngôi làng Jatinga ở Assam, Ấn Độ, đã chứng kiến một hiện tượng kỳ lạ hàng trăm năm qua: hàng ngàn con chim "tự sát" mỗi năm vào những đêm tối không trăng từ tháng 9 đến tháng 10.
Trong khoảng thời gian này, 44 loài chim bỗng nhiên mất phương hướng và lao về phía khu dân cư, nơi có ánh đèn điện và đuốc sáng.
Các giả thiết khoa học gồm sự kết hợp của độ cao, gió lớn và sương mù khiến chim mất phương hướng và ánh sáng từ làng giúp chúng ổn định lại đường bay.
Tuy nhiên, không giải thích được tại sao chim chỉ "hạ cánh" trong một dải đất nhỏ cố định.
Một giả thiết khác liên quan đến thời tiết dẫn đến thay đổi về chất lượng từ tính của nước dưới lòng đất cũng không thuyết phục.
Dân làng tin rằng những con chim là "linh hồn mà quỷ dữ gửi đến để làm hại ngôi làng", vì vậy họ đã dùng bẫy cọc tre để giết chúng.
Tuy nhiên, các tổ chức về động vật hoang dã đã giáo dục và tuyên truyền cho người dân về hiện tượng này và việc giết hại hàng loạt các loài chim đã giảm được 40% từ năm 1905.
Giới chức Assam hy vọng phát triển Jatinga thành một điểm du lịch nhờ vào hiện tượng kỳ bí này và đã tiến hành các công việc xây dựng cơ sở hạ tầng để đón du khách.
Mời quý độc giả xem thêm video: Bí ẩn "lâu đài ma" 2.800 tuổi xuất hiện ở nơi khó ai ngờ đến.