Point Nemo có quỹ đạo 227 hải lý trên Trái Đất, là nơi cách xa đất liền đến nỗi những người duy nhất ở gần khu vực này là các phi hành gia trên Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS).Chính sự xa cách và có phần biệt lập với thế giới này đã khiến Point Nemo được cho là nơi "an nghỉ" của ISS khi trạm vũ trụ kết thúc sứ mệnh của mình vào năm 2030.Đây cũng được xem là "nghĩa địa không gian" của hàng trăm tàu vũ trụ khác đã ngừng hoạt động. Khu vực Point Nemo được đặt theo tên của Thuyền trưởng Nemo từ cuốn tiểu thuyết "Hai vạn dặm dưới biển" của Jules Verne kể từ những năm 1970.Ngoài tên Point Nemo, khu vực này còn được gọi là Cực đại dương không thể tiếp cận ở Nam Thái Bình Dương, tọa độ chính xác của điểm xa xôi nhất thế giới đã được kỹ sư mang 2 dòng máu Nga - Canada Hrvoje Lukatela tính toán vào năm 1992.Theo một nghiên cứu năm 2019, hơn 263 mảnh vỡ từ không gian đã rơi xuống khu vực này kể từ năm 1971, bao gồm cả trạm vũ trụ Mir của Nga và trạm vũ trụ Skylab đầu tiên của NASA.Đó không phải là tượng đài nguyên vẹn cho lịch sử du hành vũ trụ mà có thể là những mảnh vỡ vụn nằm rải rác trên một khu vực rộng lớn.Ông Holger Krag, Trưởng Văn phòng Chương trình An toàn Vũ trụ tại Không gian Châu Âu, chia sẻ: "Đây là khu vực đại dương lớn nhất mà không có bất kỳ hòn đảo nào. Đó là khu vực an toàn nhất, nơi các mảnh vỡ rơi xuống".Point Nemo nằm ngoài quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào và không có bất kỳ sự sống của con người tại đây, dù vậy khu vực này cũng vẫn chịu tác động của con người. Ngoài các mảnh vỡ từ không gian dưới đáy biển, các hạt vi nhựa đã được phát hiện trong nước khi một du thuyền trong Cuộc đua đại dương Volvo đi qua khu vực này vào năm 2018.Các mảnh vụn không gian bao gồm các vệ tinh cũ quay lại bầu khí quyển của Trái đất hàng ngày, mặc dù hầu hết chúng không được chú ý vì nó bốc cháy rất lâu trước khi có thể chạm đất.Trong đó, chỉ những mảnh vỡ lớn hơn - chẳng hạn như các bộ phận của tàu vũ trụ và tên lửa - mới gây ra rủi ro cho con người và cơ sở hạ tầng trên mặt đất, dù những rủi ro này rất nhỏ. Các cơ quan và nhà khai thác vũ trụ đã phải lên kế hoạch từ trước để đảm bảo rằng các mảnh vụn sẽ rơi xuống ở vùng biển xa xôi trên Trái đất.Trong trường hợp của ISS, NASA cho biết trạm vũ trụ sẽ bắt đầu được điều động để chuẩn bị cho việc "nghỉ hưu" sớm nhất vào năm 2026, bao gồm hạ độ cao của phòng thí nghiệm vũ trụ, với dự kiến nó sẽ rơi trở lại Trái đất vào năm 2031.Thời gian chính xác của các cuộc điều động phụ thuộc vào hoạt động của chu kỳ mặt trời và ảnh hưởng của nó đối với bầu khí quyển của Trái đất.Ông Krag cho biết, một vấn đề lớn hơn so với tàu vũ trụ kết thúc ở Point Nemo là các phần của tên lửa bằng kim loại và tàu vũ trụ gây ra "hành trình trở lại không kiểm soát" trong bầu khí quyển của Trái đất.Ông Krag nhận xét, trung bình có 100-200 tấn mảnh vỡ vũ trụ quay trở lại bầu khí quyển Trái đất một cách mất kiểm soát mỗi năm, tuy nhiên hầu hết các chuyên gia không gian đều coi việc quay lại là kết quả được dự đoán.Cụ thể, theo một báo cáo của NASA được công bố vào năm 2021, ít nhất 26.000 mảnh rác không gian quay quanh Trái đất và có thể phá hủy một vệ tinh khi va chạm; hơn 500.000 viên bi có kích thước đủ lớn để gây ra thiệt hại cho tàu vũ trụ hoặc vệ tinh; và hơn 100 triệu mảnh vụn có kích thước bằng hạt muối có thể làm thủng một bộ đồ vũ trụ.
Point Nemo có quỹ đạo 227 hải lý trên Trái Đất, là nơi cách xa đất liền đến nỗi những người duy nhất ở gần khu vực này là các phi hành gia trên Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS).
Chính sự xa cách và có phần biệt lập với thế giới này đã khiến Point Nemo được cho là nơi "an nghỉ" của ISS khi trạm vũ trụ kết thúc sứ mệnh của mình vào năm 2030.
Đây cũng được xem là "nghĩa địa không gian" của hàng trăm tàu vũ trụ khác đã ngừng hoạt động. Khu vực Point Nemo được đặt theo tên của Thuyền trưởng Nemo từ cuốn tiểu thuyết "Hai vạn dặm dưới biển" của Jules Verne kể từ những năm 1970.
Ngoài tên Point Nemo, khu vực này còn được gọi là Cực đại dương không thể tiếp cận ở Nam Thái Bình Dương, tọa độ chính xác của điểm xa xôi nhất thế giới đã được kỹ sư mang 2 dòng máu Nga - Canada Hrvoje Lukatela tính toán vào năm 1992.
Theo một nghiên cứu năm 2019, hơn 263 mảnh vỡ từ không gian đã rơi xuống khu vực này kể từ năm 1971, bao gồm cả trạm vũ trụ Mir của Nga và trạm vũ trụ Skylab đầu tiên của NASA.
Đó không phải là tượng đài nguyên vẹn cho lịch sử du hành vũ trụ mà có thể là những mảnh vỡ vụn nằm rải rác trên một khu vực rộng lớn.
Ông Holger Krag, Trưởng Văn phòng Chương trình An toàn Vũ trụ tại Không gian Châu Âu, chia sẻ: "Đây là khu vực đại dương lớn nhất mà không có bất kỳ hòn đảo nào. Đó là khu vực an toàn nhất, nơi các mảnh vỡ rơi xuống".
Point Nemo nằm ngoài quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào và không có bất kỳ sự sống của con người tại đây, dù vậy khu vực này cũng vẫn chịu tác động của con người. Ngoài các mảnh vỡ từ không gian dưới đáy biển, các hạt vi nhựa đã được phát hiện trong nước khi một du thuyền trong Cuộc đua đại dương Volvo đi qua khu vực này vào năm 2018.
Các mảnh vụn không gian bao gồm các vệ tinh cũ quay lại bầu khí quyển của Trái đất hàng ngày, mặc dù hầu hết chúng không được chú ý vì nó bốc cháy rất lâu trước khi có thể chạm đất.
Trong đó, chỉ những mảnh vỡ lớn hơn - chẳng hạn như các bộ phận của tàu vũ trụ và tên lửa - mới gây ra rủi ro cho con người và cơ sở hạ tầng trên mặt đất, dù những rủi ro này rất nhỏ. Các cơ quan và nhà khai thác vũ trụ đã phải lên kế hoạch từ trước để đảm bảo rằng các mảnh vụn sẽ rơi xuống ở vùng biển xa xôi trên Trái đất.
Trong trường hợp của ISS, NASA cho biết trạm vũ trụ sẽ bắt đầu được điều động để chuẩn bị cho việc "nghỉ hưu" sớm nhất vào năm 2026, bao gồm hạ độ cao của phòng thí nghiệm vũ trụ, với dự kiến nó sẽ rơi trở lại Trái đất vào năm 2031.
Thời gian chính xác của các cuộc điều động phụ thuộc vào hoạt động của chu kỳ mặt trời và ảnh hưởng của nó đối với bầu khí quyển của Trái đất.
Ông Krag cho biết, một vấn đề lớn hơn so với tàu vũ trụ kết thúc ở Point Nemo là các phần của tên lửa bằng kim loại và tàu vũ trụ gây ra "hành trình trở lại không kiểm soát" trong bầu khí quyển của Trái đất.
Ông Krag nhận xét, trung bình có 100-200 tấn mảnh vỡ vũ trụ quay trở lại bầu khí quyển Trái đất một cách mất kiểm soát mỗi năm, tuy nhiên hầu hết các chuyên gia không gian đều coi việc quay lại là kết quả được dự đoán.
Cụ thể, theo một báo cáo của NASA được công bố vào năm 2021, ít nhất 26.000 mảnh rác không gian quay quanh Trái đất và có thể phá hủy một vệ tinh khi va chạm; hơn 500.000 viên bi có kích thước đủ lớn để gây ra thiệt hại cho tàu vũ trụ hoặc vệ tinh; và hơn 100 triệu mảnh vụn có kích thước bằng hạt muối có thể làm thủng một bộ đồ vũ trụ.