Vùng bảo tồn sinh thái Amazon Nam Mỹ hay còn gọi là rừng Amazon là nơi bảo tồn nhiều loài sinh vật quý hiếm trên thế giới, trong số đó có loài cá Candiru.Cá Candiru không chỉ hút máu, mà còn sử dụng cơ thể của vật chủ làm “phương tiện di chuyển” hoặc bảo vệ khỏi những kẻ săn mồi.Cá Candiru là một chi của cá trê nhưng nhỏ hơn cá trê Amazon rất nhiều lần, nó dài chưa đến 10 cm và chỉ nhỏ như cây tăm, toàn thân trong vắt, mảnh mai và rất khó nhận biết khi ở trong nước.Nó có cách thức sinh tồn rất dị biệt là ký sinh trên một con cá chủ và hút máu để tồn tại. Candiru có thể nhận biết được con mồi dựa theo mùi phát ra trong nước, sau đó tiếp cận và chui vào các mang của cá lớn.Chúng rất nhanh nhạy trong việc sử dụng chiếc răng nanh mọc ngược lên trên để cắm vào mang cá chủ và hút máu. Vì vậy, loài cá này còn có tên khác là “ma cà rồng của Brasil”.Loài cá này có lẽ nổi tiếng nhất với những câu chuyện trong đó chúng bị thu hút bởi nước tiểu của con người dưới sông và bơi lên niệu đạo của họ, một điều vô cùng khủng khiếp.Tuy nhiên, không có bằng chứng rõ ràng cho việc cá Candiru thích tấn công vào bộ phân sinh dục của con người. Từ trước đến nay, chỉ có một báo cáo được coi là bằng chứng về Candiru xâm nhập cơ thể người.Năm 1977, tại Manaus, Brazil, bệnh nhân nam được chuyển vào viện với con Candiru trong niệu đạo.Có khoảng 9 loài Candiru (phân họ Vandelliinae) chắc chắn là cá ma cà rồng, thích nghi tuyệt vời với việc nhấm nháp hệ thống tuần hoàn máu của vật chủ.Một sự tương tác lành tính như vậy giữa Candiru và những con cá lớn hơn có thể cho thấy cá ma cà rồng có mối quan hệ đa dạng và phức tạp hơn với vật chủ so với những gì được nghĩ đến trước đây, và chúng có khả năng thu được một số lợi ích ngoài việc chỉ để no bụng.Loài Candiru có thể đang khai thác kích thước của vật chủ và khả năng bơi lội mạnh mẽ của chúng, sử dụng cơ thể của chúng như những chiếc taxi để di chuyển quãng đường trên sông mà sẽ không thể đạt được nếu chúng bơi một mình.Ngoài ra, vì Candiru hơi trong suốt, nên việc ẩn mình vào cơ thể của một con cá lớn hơn có thể khiến những kẻ săn mồi khó phát hiện ra chúng hơn. Dù là gì đi chăng nữa, rõ ràng là có nhiều thứ liên quan đến hành vi những con cá ký sinh trùng nhỏ bé kỳ lạ này, hơn là chúng chỉ biết hút máu.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Vùng bảo tồn sinh thái Amazon Nam Mỹ hay còn gọi là rừng Amazon là nơi bảo tồn nhiều loài sinh vật quý hiếm trên thế giới, trong số đó có loài cá Candiru.
Cá Candiru không chỉ hút máu, mà còn sử dụng cơ thể của vật chủ làm “phương tiện di chuyển” hoặc bảo vệ khỏi những kẻ săn mồi.
Cá Candiru là một chi của cá trê nhưng nhỏ hơn cá trê Amazon rất nhiều lần, nó dài chưa đến 10 cm và chỉ nhỏ như cây tăm, toàn thân trong vắt, mảnh mai và rất khó nhận biết khi ở trong nước.
Nó có cách thức sinh tồn rất dị biệt là ký sinh trên một con cá chủ và hút máu để tồn tại. Candiru có thể nhận biết được con mồi dựa theo mùi phát ra trong nước, sau đó tiếp cận và chui vào các mang của cá lớn.
Chúng rất nhanh nhạy trong việc sử dụng chiếc răng nanh mọc ngược lên trên để cắm vào mang cá chủ và hút máu. Vì vậy, loài cá này còn có tên khác là “ma cà rồng của Brasil”.
Loài cá này có lẽ nổi tiếng nhất với những câu chuyện trong đó chúng bị thu hút bởi nước tiểu của con người dưới sông và bơi lên niệu đạo của họ, một điều vô cùng khủng khiếp.
Tuy nhiên, không có bằng chứng rõ ràng cho việc cá Candiru thích tấn công vào bộ phân sinh dục của con người. Từ trước đến nay, chỉ có một báo cáo được coi là bằng chứng về Candiru xâm nhập cơ thể người.
Năm 1977, tại Manaus, Brazil, bệnh nhân nam được chuyển vào viện với con Candiru trong niệu đạo.
Có khoảng 9 loài Candiru (phân họ Vandelliinae) chắc chắn là cá ma cà rồng, thích nghi tuyệt vời với việc nhấm nháp hệ thống tuần hoàn máu của vật chủ.
Một sự tương tác lành tính như vậy giữa Candiru và những con cá lớn hơn có thể cho thấy cá ma cà rồng có mối quan hệ đa dạng và phức tạp hơn với vật chủ so với những gì được nghĩ đến trước đây, và chúng có khả năng thu được một số lợi ích ngoài việc chỉ để no bụng.
Loài Candiru có thể đang khai thác kích thước của vật chủ và khả năng bơi lội mạnh mẽ của chúng, sử dụng cơ thể của chúng như những chiếc taxi để di chuyển quãng đường trên sông mà sẽ không thể đạt được nếu chúng bơi một mình.
Ngoài ra, vì Candiru hơi trong suốt, nên việc ẩn mình vào cơ thể của một con cá lớn hơn có thể khiến những kẻ săn mồi khó phát hiện ra chúng hơn. Dù là gì đi chăng nữa, rõ ràng là có nhiều thứ liên quan đến hành vi những con cá ký sinh trùng nhỏ bé kỳ lạ này, hơn là chúng chỉ biết hút máu.