“Nàng tiên cá” của nhà văn người Đan Mạch Hans Christian Andersen là câu chuyện nổi tiếng nhất về người cá ở phương Tây. Hình tượng nàng tiên cá trong tác phẩm của ông thậm chí đã được dựng thành một bức phù điêu ở thủ đô Copenhagen, Đan Mạch, và hiện đây là một điểm tham quan nổi tiếng trên thế giới.Ngày nay tại bảo tàng Louvre ở Paris (Pháp), chúng ta có thể bắt gặp bức tranh sơn dầu từ thế kỷ 8, mô tả Thần Oannes trong hình tượng một Người cá nam – nam nhân ngư, nửa thân trên là của một người nam, nửa thân dưới là đuôi cá.Trong tích cổ Trung Quốc, người cá còn được gọi là Giao Nhân Thiện Chức (hay giao nhân), nước mắt của sinh vật này có thể biến thành trân châu.Trong “Sưu Thần Ký” – một cuốn sách ghi lại những trải nghiệm thần kỳ của tác giả, có ghi: “Ngoài biển Nam Hải có Giao Nhân, sinh sống dưới nước như loài cá, thần kỳ ở chỗ có thể khóc ra trân châu”.Ngày nay, truyền thông thế giới đưa tin khá nhiều về chủ đề Nhân Ngư. Năm 1979, William Malone, một giáo viên người Scotland trong khi tản bộ trên bãi biển Snis đã bất ngờ nhìn thấy một người phụ nữ với mái tóc dài màu nâu, trán tròn, phần thân trên để trần đang nổi trên mặt nước. Có thể thấy rõ phần thân dưới là một cái đuôi cá.Tờ “Ngọn đuốc” của Kuwait đưa tin, vào ngày 24/8/1980, người ta phát hiện thấy trên biển Đỏ một loài thủy sinh, nửa thân trên mang hình dạng của cá, nửa thân dưới lại y hệt người, gồm hai chân và mười ngón chân. Người ta cho rằng đây chính là Nhân ngư, nhưng thật đáng tiếc bởi khi được phát hiện loài thủy sinh này đã chết.Ở Nam Thái Bình Dương, Biển Bắc, Biển Đỏ, dọc theo bờ biển Scotland, Ireland và một số nơi khác, đều lưu lại rất nhiều văn tự về sự tồn tại của Người cá.Ngày 21/5/1991, tờ Weekly World Report của Mỹ đã đăng một bài báo có tiêu đề “Sinh vật đáng kinh ngạc tung hoành trên biển cả 12.000 năm trước: Tìm thấy hóa thạch người cá”.Đây là hóa thạch Nhân Ngư hoàn chỉnh nhất từng được phát hiện trên thế giới. [Điều này chứng tỏ rằng loài sinh vật này đã vượt ra khỏi khuôn khổ của truyền thuyết, hư cấu], bởi chúng thật sự đã từng tồn tại trong thế giới chúng ta.Hóa thạch dài 1,6 m này, từ eo trở lên mang hình dạng con người, với hai cánh tay khá khỏe và một cái đầu lớn, phát triển bình thường. Từ hai bàn tay mọc ra những móng vuốt sắc nhọn. Hai mắt không có mi, giống mắt cá”.Năm 2013, tại bờ biển Kiryat Yam (Israel), một nhóm thanh niên đã ghi hình được một sinh vật giống người cá. Lúc đầu, sinh vật này nằm trên một tảng đá. Dường như ý thức được bản thân đã bị phát hiện, sinh vật này vội vàng lao mình xuống dòng nước.Vậy Nhân ngư có thực sự tồn tại hay không? Cho đến giờ, cộng đồng khoa học vẫn chưa đưa ra được câu trả lời chính xác, nên đây vẫn là một câu hỏi mở. Nhưng chúng ta nên để tâm trí cởi mở để tiếp nhận tất cả các khả năng. Dù sao, một số sinh vật từng được cho là sản phẩm của trí tưởng tượng của người xưa.
“Nàng tiên cá” của nhà văn người Đan Mạch Hans Christian Andersen là câu chuyện nổi tiếng nhất về người cá ở phương Tây. Hình tượng nàng tiên cá trong tác phẩm của ông thậm chí đã được dựng thành một bức phù điêu ở thủ đô Copenhagen, Đan Mạch, và hiện đây là một điểm tham quan nổi tiếng trên thế giới.
Ngày nay tại bảo tàng Louvre ở Paris (Pháp), chúng ta có thể bắt gặp bức tranh sơn dầu từ thế kỷ 8, mô tả Thần Oannes trong hình tượng một Người cá nam – nam nhân ngư, nửa thân trên là của một người nam, nửa thân dưới là đuôi cá.
Trong tích cổ Trung Quốc, người cá còn được gọi là Giao Nhân Thiện Chức (hay giao nhân), nước mắt của sinh vật này có thể biến thành trân châu.
Trong “Sưu Thần Ký” – một cuốn sách ghi lại những trải nghiệm thần kỳ của tác giả, có ghi: “Ngoài biển Nam Hải có Giao Nhân, sinh sống dưới nước như loài cá, thần kỳ ở chỗ có thể khóc ra trân châu”.
Ngày nay, truyền thông thế giới đưa tin khá nhiều về chủ đề Nhân Ngư. Năm 1979, William Malone, một giáo viên người Scotland trong khi tản bộ trên bãi biển Snis đã bất ngờ nhìn thấy một người phụ nữ với mái tóc dài màu nâu, trán tròn, phần thân trên để trần đang nổi trên mặt nước. Có thể thấy rõ phần thân dưới là một cái đuôi cá.
Tờ “Ngọn đuốc” của Kuwait đưa tin, vào ngày 24/8/1980, người ta phát hiện thấy trên biển Đỏ một loài thủy sinh, nửa thân trên mang hình dạng của cá, nửa thân dưới lại y hệt người, gồm hai chân và mười ngón chân. Người ta cho rằng đây chính là Nhân ngư, nhưng thật đáng tiếc bởi khi được phát hiện loài thủy sinh này đã chết.
Ở Nam Thái Bình Dương, Biển Bắc, Biển Đỏ, dọc theo bờ biển Scotland, Ireland và một số nơi khác, đều lưu lại rất nhiều văn tự về sự tồn tại của Người cá.
Ngày 21/5/1991, tờ Weekly World Report của Mỹ đã đăng một bài báo có tiêu đề “Sinh vật đáng kinh ngạc tung hoành trên biển cả 12.000 năm trước: Tìm thấy hóa thạch người cá”.
Đây là hóa thạch Nhân Ngư hoàn chỉnh nhất từng được phát hiện trên thế giới. [Điều này chứng tỏ rằng loài sinh vật này đã vượt ra khỏi khuôn khổ của truyền thuyết, hư cấu], bởi chúng thật sự đã từng tồn tại trong thế giới chúng ta.
Hóa thạch dài 1,6 m này, từ eo trở lên mang hình dạng con người, với hai cánh tay khá khỏe và một cái đầu lớn, phát triển bình thường. Từ hai bàn tay mọc ra những móng vuốt sắc nhọn. Hai mắt không có mi, giống mắt cá”.
Năm 2013, tại bờ biển Kiryat Yam (Israel), một nhóm thanh niên đã ghi hình được một sinh vật giống người cá. Lúc đầu, sinh vật này nằm trên một tảng đá. Dường như ý thức được bản thân đã bị phát hiện, sinh vật này vội vàng lao mình xuống dòng nước.
Vậy Nhân ngư có thực sự tồn tại hay không? Cho đến giờ, cộng đồng khoa học vẫn chưa đưa ra được câu trả lời chính xác, nên đây vẫn là một câu hỏi mở. Nhưng chúng ta nên để tâm trí cởi mở để tiếp nhận tất cả các khả năng. Dù sao, một số sinh vật từng được cho là sản phẩm của trí tưởng tượng của người xưa.