Lớp trầm tích của đại dương được phát hiện thông qua phân tích dữ liệu địa hình ngoạn mục được ghi lại bởi "chiến binh bất tử" Curiosity của NASA từ khu vực gọi là Greenheugh Pediment ở phía Bắc của Sao Hỏa, đã phát hiện ra những tính chất vô cùng đặc sắc.Theo SciTech Daily, địa hình của khu vực này đã hướng thẳng tới một đại dương cổ xưa, nước biển dâng cao trong thời kỳ khí hậu hành tinh ấm và ẩm kéo dài khoảng 3,5 tỉ năm trước.Đó là một đại dương lớn, mang nhiều đặc tính giống đại dương Trái Đất và khiến các nhà khoa học đoan chắc khả năng tồn tại sự sống là rất cao. Đại dương đó đã biến mất trong hiện tại nhưng dữ liệu của NASA tiết lộ một lớp trầm tích đại dương dày ít nhất 900 m, bao phủ diện tích hàng trăm nghìn km vuông.Kích thước và thời gian tồn tại rất lâu của thế giới nước vừa phát hiện - điều mà trầm tích quá dày đã khẳng định - cũng chứng minh rằng Sao Hỏa từng rất giống Trái Đất. Bởi lẽ, chỉ có một bầu khí quyển dày và một nhiệt độ ấm áp, ôn hòa mới cho phép một đại dương rộng lớn đến thế tồn tại trên bề mặt.Đại dương lớn một bầu trời ấm, được che chắn khỏi bức xạ hữu hiệu nhờ khí quyển dày cũng là điều kiện tuyệt với cho sự sống sơ khai được thành hình và tiến hóa.Để xác định giả thuyết này, các nhà khoa học đã lập biểu đồ các dòng chảy trên hành tinh đó để chỉ ra cách mà trầm tích đã tích tụ và quy mô của đại dương cổ đại, dựa trên mô hình được dựng lên chính từ đại dương của Trái Đất.Rất có thể Sao Hỏa cũng sở hữu một chu trình nước "khỏe mạnh", tuần hoàn điều hòa như Trái Đất ngày nay.Phát hiện này cũng giúp các nhà hoa học định hướng được các sứ mệnh khám phá Sao Hỏa trực tiếp cho tương lai: Nếu có thêm cái gì của con người hạ cánh ở Sao Hỏa thì Greenheugh Pediment sẽ là địa điểm vô cùng phù hợp.Các nhà khoa học cũng rất hy vọng tìm thấy cái gì đó trong trầm tích đại dương, ví dụ như một thứ gì đó thuộc về sinh vật cổ đại."Chiến binh bất tử" Curiosity là một chiếc xe tự hành có kích thước bằng một chiếc ô tô được thiết kế để khám phá miệng núi lửa Gale trên sao Hỏa như một phần của sứ mệnh Phòng thí nghiệm Khoa học sao Hỏa của NASA (MSL). Curiosity được phóng từ Mũi Canaveral vào ngày 26 tháng 11 năm 2011, lúc 15:02 UTC trên tàu vũ trụ MSL và đáp xuống Aeolis Palus ở miệng núi lửa Gale trên sao Hỏa vào ngày 6 tháng 8 năm 2012, 05:17 UTC.Điểm hạ cánh Bradbury Landing cách chưa đầy 2,4 km (1,5 dặm) từ trung tâm của mục tiêu chạm đất của chiếc xe tự hành này sau cuộc hành trình 560 triệu km (350 triệu dặm).Mục tiêu của Curiosity bao gồm một cuộc điều tra về khí hậu và địa chất sao Hỏa; đánh giá xem liệu các khu vực được lựa chọn bên trong miệng núi lửa Gale liệu có thể cung cấp điều kiện môi trường thuận lợi cho cuộc sống của vi sinh vật hay không, bao gồm cả điều tra về vai trò của nước; và các nghiên cứu về khả năng sinh sống của hành tinh này để chuẩn bị cho sự khám phá của con người.>>>Xem thêm video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ (Nguồn: VTV24).
Lớp trầm tích của đại dương được phát hiện thông qua phân tích dữ liệu địa hình ngoạn mục được ghi lại bởi "chiến binh bất tử" Curiosity của NASA từ khu vực gọi là Greenheugh Pediment ở phía Bắc của Sao Hỏa, đã phát hiện ra những tính chất vô cùng đặc sắc.
Theo SciTech Daily, địa hình của khu vực này đã hướng thẳng tới một đại dương cổ xưa, nước biển dâng cao trong thời kỳ khí hậu hành tinh ấm và ẩm kéo dài khoảng 3,5 tỉ năm trước.
Đó là một đại dương lớn, mang nhiều đặc tính giống đại dương Trái Đất và khiến các nhà khoa học đoan chắc khả năng tồn tại sự sống là rất cao. Đại dương đó đã biến mất trong hiện tại nhưng dữ liệu của NASA tiết lộ một lớp trầm tích đại dương dày ít nhất 900 m, bao phủ diện tích hàng trăm nghìn km vuông.
Kích thước và thời gian tồn tại rất lâu của thế giới nước vừa phát hiện - điều mà trầm tích quá dày đã khẳng định - cũng chứng minh rằng Sao Hỏa từng rất giống Trái Đất. Bởi lẽ, chỉ có một bầu khí quyển dày và một nhiệt độ ấm áp, ôn hòa mới cho phép một đại dương rộng lớn đến thế tồn tại trên bề mặt.
Đại dương lớn một bầu trời ấm, được che chắn khỏi bức xạ hữu hiệu nhờ khí quyển dày cũng là điều kiện tuyệt với cho sự sống sơ khai được thành hình và tiến hóa.
Để xác định giả thuyết này, các nhà khoa học đã lập biểu đồ các dòng chảy trên hành tinh đó để chỉ ra cách mà trầm tích đã tích tụ và quy mô của đại dương cổ đại, dựa trên mô hình được dựng lên chính từ đại dương của Trái Đất.
Rất có thể Sao Hỏa cũng sở hữu một chu trình nước "khỏe mạnh", tuần hoàn điều hòa như Trái Đất ngày nay.
Phát hiện này cũng giúp các nhà hoa học định hướng được các sứ mệnh khám phá Sao Hỏa trực tiếp cho tương lai: Nếu có thêm cái gì của con người hạ cánh ở Sao Hỏa thì Greenheugh Pediment sẽ là địa điểm vô cùng phù hợp.
Các nhà khoa học cũng rất hy vọng tìm thấy cái gì đó trong trầm tích đại dương, ví dụ như một thứ gì đó thuộc về sinh vật cổ đại.
"Chiến binh bất tử" Curiosity là một chiếc xe tự hành có kích thước bằng một chiếc ô tô được thiết kế để khám phá miệng núi lửa Gale trên sao Hỏa như một phần của sứ mệnh Phòng thí nghiệm Khoa học sao Hỏa của NASA (MSL). Curiosity được phóng từ Mũi Canaveral vào ngày 26 tháng 11 năm 2011, lúc 15:02 UTC trên tàu vũ trụ MSL và đáp xuống Aeolis Palus ở miệng núi lửa Gale trên sao Hỏa vào ngày 6 tháng 8 năm 2012, 05:17 UTC.
Điểm hạ cánh Bradbury Landing cách chưa đầy 2,4 km (1,5 dặm) từ trung tâm của mục tiêu chạm đất của chiếc xe tự hành này sau cuộc hành trình 560 triệu km (350 triệu dặm).
Mục tiêu của Curiosity bao gồm một cuộc điều tra về khí hậu và địa chất sao Hỏa; đánh giá xem liệu các khu vực được lựa chọn bên trong miệng núi lửa Gale liệu có thể cung cấp điều kiện môi trường thuận lợi cho cuộc sống của vi sinh vật hay không, bao gồm cả điều tra về vai trò của nước; và các nghiên cứu về khả năng sinh sống của hành tinh này để chuẩn bị cho sự khám phá của con người.
>>>Xem thêm video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ (Nguồn: VTV24).