Trăng tròn tháng 12 (Dương lịch) còn có biệt danh là Trăng lạnh chính thức bắt đầu lúc 4h9' sáng ngày 8/12 (giờ UTC), mặc dù Mặt Trăng cũng sẽ sáng và tròn trên bầu trời bắt đầu từ thứ Ba (ngày 6/12) và kéo dài đến thứ Năm (ngày 8/12).Tại Việt Nam đêm nay 8/12 chúng ta có thể quan sát Trăng lạnh nếu thời tiết ủng hộ.Đối với việc Trăng tròn của tháng này được mệnh danh là Trăng lạnh. Bởi lúc này Mặt Trăng này xuất hiện trên bầu trời vào một trong những thời điểm lạnh nhất, tối nhất trong năm.Cách gọi Trăng lạnh bắt đầu từ những năm 1930, biệt danh này bắt nguồn từ bộ tộc Mohawk của vùng mà ngày nay là đông bắc Mỹ và Đông Nam Canada. Kể từ đó, cái tên này đã trở nên phổ biến trong phạm vi phủ sóng chủ đạo về các tuần trăng.Vào đêm trăng tròn tuyệt đối (8/12), một số vùng trên thế giới, nhất là khu vực Âu - Mỹ sẽ có cơ hội nhìn thấy cảnh mặt trăng "nuốt" Sao Hỏa. Đó là thời điểm Mặt Trăng đi qua phía trước Sao Hỏa , làm tắt đi ánh sáng của Hành tinh Đỏ trong một thời gian ngắn, ít nhất là từ góc nhìn của Trái Đất.Ngày 7/12 đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày ra mắt sứ mệnh Apollo 17 của NASA - lần cuối cùng con người đặt chân lên mặt trăng. Chuyến bay vũ trụ Apollo 17 được phóng vào ngày 7/12/1972. Đây là sứ mệnh cuối cùng trong chương trình Apollo của NASA và nâng tổng số người đã đặt chân lên mặt trăng lên 12 người.3 thành viên phi hành đoàn, Eugene Cernan, Ronald Evans và Harrison “Jack” Schmitt, trở lại trái đất vào ngày 19/12/1972 sau sứ mệnh kéo dài 12 ngày.Do đó, trăng lạnh năm nay mang đến cho người xem cả cơ hội thưởng ngoạn mặt trăng và suy ngẫm về thành tựu khám phá không gian hoành tráng mà nhân loại đã đạt được.“Khi bạn nhìn lên mặt trăng, bạn sẽ thấy không chỉ vẻ đẹp mà nên thấy rằng mặt trăng còn có tầm quan trọng về mặt khoa học” - Tiến sĩ Noah Petro, trưởng phòng thí nghiệm địa chất, địa vật lý và địa hóa hành tinh của NASA, cho biết.“Không có hành tinh nào khác trong hệ mặt trời của chúng ta có mặt trăng giống như mặt trăng của chúng ta. Nó là duy nhất theo nhiều cách, và chúng ta, với tư cách là một xã hội, toàn thể nhân loại, rất may mắn khi có mặt trăng ở sân sau của chúng ta theo đúng nghĩa đen” - Tiến sĩ Petro nói.Người bản địa Mohawk ở Bắc Mỹ gọi trăng tròn tháng 12 là “tsothohrha” hay thời điểm lạnh giá - do thời tiết lạnh giá lúc trăng lạnh xuất hiện. Giống như nhiều bộ lạc người Mỹ bản địa khác, người Mohawk theo dõi các tháng bằng cách đặt tên cho mỗi lần trăng tròn.Trăng tròn cuối cùng trong năm còn được gọi là "trăng trước Yule" ở Châu Âu, để đánh dấu lễ hội Yuletide (chợ giáng sinh và lễ hội ở Trung cổ York), và "trăng đêm dài" của người Mohican, do gần với đông chí (đêm dài nhất trong năm) rơi vào ngày 21/12 năm nay, theo sách The Old Farmer's Almanac.>>>Xem thêm video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất (Nguồn: VTV24).
Trăng tròn tháng 12 (Dương lịch) còn có biệt danh là Trăng lạnh chính thức bắt đầu lúc 4h9' sáng ngày 8/12 (giờ UTC), mặc dù Mặt Trăng cũng sẽ sáng và tròn trên bầu trời bắt đầu từ thứ Ba (ngày 6/12) và kéo dài đến thứ Năm (ngày 8/12).
Tại Việt Nam đêm nay 8/12 chúng ta có thể quan sát Trăng lạnh nếu thời tiết ủng hộ.
Đối với việc Trăng tròn của tháng này được mệnh danh là Trăng lạnh. Bởi lúc này Mặt Trăng này xuất hiện trên bầu trời vào một trong những thời điểm lạnh nhất, tối nhất trong năm.
Cách gọi Trăng lạnh bắt đầu từ những năm 1930, biệt danh này bắt nguồn từ bộ tộc Mohawk của vùng mà ngày nay là đông bắc Mỹ và Đông Nam Canada. Kể từ đó, cái tên này đã trở nên phổ biến trong phạm vi phủ sóng chủ đạo về các tuần trăng.
Vào đêm trăng tròn tuyệt đối (8/12), một số vùng trên thế giới, nhất là khu vực Âu - Mỹ sẽ có cơ hội nhìn thấy cảnh mặt trăng "nuốt" Sao Hỏa. Đó là thời điểm Mặt Trăng đi qua phía trước Sao Hỏa , làm tắt đi ánh sáng của Hành tinh Đỏ trong một thời gian ngắn, ít nhất là từ góc nhìn của Trái Đất.
Ngày 7/12 đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày ra mắt sứ mệnh Apollo 17 của NASA - lần cuối cùng con người đặt chân lên mặt trăng. Chuyến bay vũ trụ Apollo 17 được phóng vào ngày 7/12/1972. Đây là sứ mệnh cuối cùng trong chương trình Apollo của NASA và nâng tổng số người đã đặt chân lên mặt trăng lên 12 người.
3 thành viên phi hành đoàn, Eugene Cernan, Ronald Evans và Harrison “Jack” Schmitt, trở lại trái đất vào ngày 19/12/1972 sau sứ mệnh kéo dài 12 ngày.
Do đó, trăng lạnh năm nay mang đến cho người xem cả cơ hội thưởng ngoạn mặt trăng và suy ngẫm về thành tựu khám phá không gian hoành tráng mà nhân loại đã đạt được.
“Khi bạn nhìn lên mặt trăng, bạn sẽ thấy không chỉ vẻ đẹp mà nên thấy rằng mặt trăng còn có tầm quan trọng về mặt khoa học” - Tiến sĩ Noah Petro, trưởng phòng thí nghiệm địa chất, địa vật lý và địa hóa hành tinh của NASA, cho biết.
“Không có hành tinh nào khác trong hệ mặt trời của chúng ta có mặt trăng giống như mặt trăng của chúng ta. Nó là duy nhất theo nhiều cách, và chúng ta, với tư cách là một xã hội, toàn thể nhân loại, rất may mắn khi có mặt trăng ở sân sau của chúng ta theo đúng nghĩa đen” - Tiến sĩ Petro nói.
Người bản địa Mohawk ở Bắc Mỹ gọi trăng tròn tháng 12 là “tsothohrha” hay thời điểm lạnh giá - do thời tiết lạnh giá lúc trăng lạnh xuất hiện. Giống như nhiều bộ lạc người Mỹ bản địa khác, người Mohawk theo dõi các tháng bằng cách đặt tên cho mỗi lần trăng tròn.
Trăng tròn cuối cùng trong năm còn được gọi là "trăng trước Yule" ở Châu Âu, để đánh dấu lễ hội Yuletide (chợ giáng sinh và lễ hội ở Trung cổ York), và "trăng đêm dài" của người Mohican, do gần với đông chí (đêm dài nhất trong năm) rơi vào ngày 21/12 năm nay, theo sách The Old Farmer's Almanac.
>>>Xem thêm video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất (Nguồn: VTV24).