Loài ngựa vằn là một trong những động vật đẹp sinh sống ở Châu Phi. Sọc vằn của loài động vật này luôn là điều bí ẩn với nhiều người. Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những tác dụng không ngờ tới của những đường kẻ sọc trên mình ngựa vằn. Tác dụng đầu tiên của sọc ngựa vằn đó là có thể tạo ra ảo ảnh quang học khi con vật di chuyển, giúp ngựa vằn tránh khỏi sự tấn công của nhiều loại động vật ăn thịt.Khi ngựa vằn di chuyển sẽ tạo ra cảm nhận thông tin sai lệch cho người xem. Con người và nhiều loài động vật khác có hệ thần kinh phát hiện chuyển động dựa trên đường nét vật thể nên dễ bị hiểu nhầm, đánh giá sai chuyển động của con vật.Các sọc chéo rộng bên hông, đường kẻ sọc hẹp trên lưng và cổ ngựa vằn gây ra ảo giác cho người xem khi con vật di chuyển, đặc biệt trong một đàn ngựa vằn lớn. Điều này giúp đánh lạc hướng động vật ăn thịt, làm sai lệch quá trình tiếp cận của động vật ký sinh.Ngoài tác dụng bảo vệ ngựa vằn khỏi các loài ăn thịt thì các sọc trên thân ngựa vằn còn giúp ngựa vằn có thể điều hòa được thân nhiệt.Sự khác biệt giữa cách hấp thụ và tỏa nhiệt ở các vùng lông có màu tối và sáng trên da ngựa vằn chính là nguyên nhân để tạo nên sọc.Từ các phân tích kết hợp với điều kiện sống, các nhà khoa học đã tìm ra được một mối liên kết khá rõ ràng giữa nhiệt độ và lớp da của ngựa vằn. Qua đó, thường ở những khu vực nóng nhất thì ngựa vằn sẽ có nhiều sọc hơn mức bình thường và đồng thời chúng cũng sẽ có sọc màu đậm hơn cả khi ở các vùng nhiệt đới.Giải thích cho lý do này, các nhà khoa học khẳng định các vùng lông có màu trắng và đen có tốc độ hấp thụ và tỏa nhiệt khác nhau, nên sự sắp xếp sọc vằn có thể tạo ra được sự đối lưu không khí thích hợp nhất cho cơ thể loài ngựa. Nói một cách khác, nó chính là một chiếc điều hòa vô hình được tích hợp trên cơ thể ngựa vằn.Cuối cùng sọc ngựa vằn giúp chúng có thể tránh xa nhiều loài côn trùng chuyên đi hút máu.Ở nhóm ngựa đen và nâu (nói chung là những con ngựa màu tối), các chuyên gia nhận thấy cơ thể chúng phát ra ánh sáng dao động theo chiều ngang.Hiệu ứng này biến chúng trở thành “miếng mồi” hấp dẫn các loài côn trùng. Bởi vì thứ ánh sáng đó khi đi vào sóng mắt của một con vật đang đói thì sẽ di chuyển dọc theo mặt phẳng nằm ngang, giống như một con rắn đang trườn dưới mặt sàn bằng phẳng. Trong khi đó, nhóm chuyên gia nhận thấy nhiều loài côn trùng biết bay trong đó có ruồi trâu luôn bị thu hút bởi những sóng ánh sáng “phẳng”.Sau khi phát hiện ra sở thích đặc biệt này, họ liền hướng sự quan tâm đến nhóm ngựa vằn. Họ đã đặt một số tấm bảng mô tả ngựa đen, ngựa trắng và ngựa sọc với chiều rộng khác nhau tại các cánh đồng của một trang trại ngựa ở vùng nông thôn Hungary.Kết quả cho thấy trên tấm bảng sọc mô tả bộ lông của ngựa vằn, số côn trùng bị thu hút vào đó là rất ít, thậm chí còn ít hơn so với các tấm bảng trắng – tấm bảng phản chiếu ánh sáng không bị phân cực.>>>Xem thêm video: Kinh ngạc với những độc chiêu “truy sát” con mồi của động vật. Nguồn: Kienthucnet.
Loài ngựa vằn là một trong những động vật đẹp sinh sống ở Châu Phi. Sọc vằn của loài động vật này luôn là điều bí ẩn với nhiều người. Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những tác dụng không ngờ tới của những đường kẻ sọc trên mình ngựa vằn.
Tác dụng đầu tiên của sọc ngựa vằn đó là có thể tạo ra ảo ảnh quang học khi con vật di chuyển, giúp ngựa vằn tránh khỏi sự tấn công của nhiều loại động vật ăn thịt.
Khi ngựa vằn di chuyển sẽ tạo ra cảm nhận thông tin sai lệch cho người xem. Con người và nhiều loài động vật khác có hệ thần kinh phát hiện chuyển động dựa trên đường nét vật thể nên dễ bị hiểu nhầm, đánh giá sai chuyển động của con vật.
Các sọc chéo rộng bên hông, đường kẻ sọc hẹp trên lưng và cổ ngựa vằn gây ra ảo giác cho người xem khi con vật di chuyển, đặc biệt trong một đàn ngựa vằn lớn. Điều này giúp đánh lạc hướng động vật ăn thịt, làm sai lệch quá trình tiếp cận của động vật ký sinh.
Ngoài tác dụng bảo vệ ngựa vằn khỏi các loài ăn thịt thì các sọc trên thân ngựa vằn còn giúp ngựa vằn có thể điều hòa được thân nhiệt.Sự khác biệt giữa cách hấp thụ và tỏa nhiệt ở các vùng lông có màu tối và sáng trên da ngựa vằn chính là nguyên nhân để tạo nên sọc.
Từ các phân tích kết hợp với điều kiện sống, các nhà khoa học đã tìm ra được một mối liên kết khá rõ ràng giữa nhiệt độ và lớp da của ngựa vằn. Qua đó, thường ở những khu vực nóng nhất thì ngựa vằn sẽ có nhiều sọc hơn mức bình thường và đồng thời chúng cũng sẽ có sọc màu đậm hơn cả khi ở các vùng nhiệt đới.
Giải thích cho lý do này, các nhà khoa học khẳng định các vùng lông có màu trắng và đen có tốc độ hấp thụ và tỏa nhiệt khác nhau, nên sự sắp xếp sọc vằn có thể tạo ra được sự đối lưu không khí thích hợp nhất cho cơ thể loài ngựa. Nói một cách khác, nó chính là một chiếc điều hòa vô hình được tích hợp trên cơ thể ngựa vằn.
Cuối cùng sọc ngựa vằn giúp chúng có thể tránh xa nhiều loài côn trùng chuyên đi hút máu.
Ở nhóm ngựa đen và nâu (nói chung là những con ngựa màu tối), các chuyên gia nhận thấy cơ thể chúng phát ra ánh sáng dao động theo chiều ngang.
Hiệu ứng này biến chúng trở thành “miếng mồi” hấp dẫn các loài côn trùng. Bởi vì thứ ánh sáng đó khi đi vào sóng mắt của một con vật đang đói thì sẽ di chuyển dọc theo mặt phẳng nằm ngang, giống như một con rắn đang trườn dưới mặt sàn bằng phẳng. Trong khi đó, nhóm chuyên gia nhận thấy nhiều loài côn trùng biết bay trong đó có ruồi trâu luôn bị thu hút bởi những sóng ánh sáng “phẳng”.
Sau khi phát hiện ra sở thích đặc biệt này, họ liền hướng sự quan tâm đến nhóm ngựa vằn. Họ đã đặt một số tấm bảng mô tả ngựa đen, ngựa trắng và ngựa sọc với chiều rộng khác nhau tại các cánh đồng của một trang trại ngựa ở vùng nông thôn Hungary.
Kết quả cho thấy trên tấm bảng sọc mô tả bộ lông của ngựa vằn, số côn trùng bị thu hút vào đó là rất ít, thậm chí còn ít hơn so với các tấm bảng trắng – tấm bảng phản chiếu ánh sáng không bị phân cực.
>>>Xem thêm video: Kinh ngạc với những độc chiêu “truy sát” con mồi của động vật. Nguồn: Kienthucnet.