Một số chủ tài khoản Facebook đang chia sẻ một bức ảnh, trên đó có ghi dòng chữ với nội dung: "Ngày 31/10 tới, lần đầu tiên trong 76 năm Trăng xanh sẽ xuất hiện vào đêm Halloween".Tuy nhiên, hiện tượng Trăng xanh sẽ không xảy ra vào ngày 31/10/2021. Sự nhầm lẫn này có thể xuất phát từ hiện tượng Trăng xanh diễn ra ngày 31/10/2020. Đó cũng là lần đầu tiên trong 76 năm Trăng xanh xảy ra vào đêm Halloween.Hiện tượng Trăng xanh theo mùa hiếm gặp đã diễn ra vào tháng 8 vừa qua, và phải đến tháng 8/2023 thì người yêu thiên văn mới lại có cơ hội chiêm ngưỡng.“Mặt Trăng xanh” là một hiện tượng khá hiếm liên quan đến sự xuất hiện thêm một lần trăng tròn trong một khoảng thời gian nhất định. Có hai định nghĩa cho khoảng thời gian này, và một trong số đó được sinh ra từ sự hiểu nhầm.Định nghĩa đầu tiên của một Trăng xanh là lần trăng tròn thứ ba trong một mùa có bốn lần trăng tròn. Được gọi là một Trăng xanh theo mùa, nó xảy ra sau mỗi khoảng 2,7 năm.Định nghĩa khác của một Trăng xanh là lần trăng tròn thứ hai trong cùng một tháng. Định nghĩa này – một Trăng xanh theo tháng– trở nên phổ biến trong những năm gần đây bởi một lần phân tích nhầm về định nghĩa gốc trong một cuốn niên giám.Tuy nhiên cả hai đều được sử dụng phổ biến hiện nay. Trên thực tế, cái tên Trăng xanh không liên quan gì đến màu sắc của mặt trăng. Trong một số thời điểm, trăng tròn có thể mang màu đỏ nhạt.Trăng Xanh có nhiều tên như: Ngày trăng tròn cá tầm, Trăng bắp xanh, Trăng ngũ cốc và Trăng tròn đỏ...Trên thế giới, người ta vẫn sử dụng thuật ngữ "blue moon" để chỉ trường hợp Mặt trăng thực sự biến thành màu xanh. Ví dụ như vào năm 1950 - 1951, người dân Thụy Điển và Canada đã được mục kích hiện tượng này.Thời điểm ấy, 2 quốc gia đều xảy ra những vụ cháy rừng cực lớn, đẩy một lượng khói không nhỏ vào khí quyển. Các phân tử trong khói đã khiến cho ánh sáng đỏ và vàng bị tán sắc, tạo ra màu xanh cho Mặt trăng.Các vụ núi lửa phun trào cũng có thể tạo ra trăng xanh. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng cực hiếm, vì các phân tử trong khói, bụi cần phải đạt kích cỡ khá chuẩn xác mới tạo ra được hiện tượng này.Theo lịch xuất hiện trăng tròn năm 2021 của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), kỳ trăng tròn tháng 10/2021 đã diễn ra vào ngày 20/10, và kỳ trăng tròn tiếp theo sẽ rơi vào ngày 19/11.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.
Một số chủ tài khoản Facebook đang chia sẻ một bức ảnh, trên đó có ghi dòng chữ với nội dung: "Ngày 31/10 tới, lần đầu tiên trong 76 năm Trăng xanh sẽ xuất hiện vào đêm Halloween".
Tuy nhiên, hiện tượng Trăng xanh sẽ không xảy ra vào ngày 31/10/2021. Sự nhầm lẫn này có thể xuất phát từ hiện tượng Trăng xanh diễn ra ngày 31/10/2020. Đó cũng là lần đầu tiên trong 76 năm Trăng xanh xảy ra vào đêm Halloween.
Hiện tượng Trăng xanh theo mùa hiếm gặp đã diễn ra vào tháng 8 vừa qua, và phải đến tháng 8/2023 thì người yêu thiên văn mới lại có cơ hội chiêm ngưỡng.
“Mặt Trăng xanh” là một hiện tượng khá hiếm liên quan đến sự xuất hiện thêm một lần trăng tròn trong một khoảng thời gian nhất định. Có hai định nghĩa cho khoảng thời gian này, và một trong số đó được sinh ra từ sự hiểu nhầm.
Định nghĩa đầu tiên của một Trăng xanh là lần trăng tròn thứ ba trong một mùa có bốn lần trăng tròn. Được gọi là một Trăng xanh theo mùa, nó xảy ra sau mỗi khoảng 2,7 năm.
Định nghĩa khác của một Trăng xanh là lần trăng tròn thứ hai trong cùng một tháng. Định nghĩa này – một Trăng xanh theo tháng– trở nên phổ biến trong những năm gần đây bởi một lần phân tích nhầm về định nghĩa gốc trong một cuốn niên giám.
Tuy nhiên cả hai đều được sử dụng phổ biến hiện nay. Trên thực tế, cái tên Trăng xanh không liên quan gì đến màu sắc của mặt trăng. Trong một số thời điểm, trăng tròn có thể mang màu đỏ nhạt.
Trăng Xanh có nhiều tên như: Ngày trăng tròn cá tầm, Trăng bắp xanh, Trăng ngũ cốc và Trăng tròn đỏ...
Trên thế giới, người ta vẫn sử dụng thuật ngữ "blue moon" để chỉ trường hợp Mặt trăng thực sự biến thành màu xanh. Ví dụ như vào năm 1950 - 1951, người dân Thụy Điển và Canada đã được mục kích hiện tượng này.
Thời điểm ấy, 2 quốc gia đều xảy ra những vụ cháy rừng cực lớn, đẩy một lượng khói không nhỏ vào khí quyển. Các phân tử trong khói đã khiến cho ánh sáng đỏ và vàng bị tán sắc, tạo ra màu xanh cho Mặt trăng.
Các vụ núi lửa phun trào cũng có thể tạo ra trăng xanh. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng cực hiếm, vì các phân tử trong khói, bụi cần phải đạt kích cỡ khá chuẩn xác mới tạo ra được hiện tượng này.