Vào ngày 9/10 vừa qua, Đài quan sát Trái đất của NASA công bố một bức ảnh chụp 2 quầng sáng xanh trên bầu khí quyển Trái đất. Bức ảnh này do một phi hành gia thuộc phi hành đoàn Expedition 66 khi trạm ISS bay qua Biển Đông vào năm 2021.Quầng sáng màu xanh đầu tiên ở góc dưới bức ảnh là một tia sét khổng lồ trên vịnh Thái Lan. Theo Đài quan sát Trái đất của NASA, tia sét thường khó nhìn thấy từ trạm ISS do bị những đám mây che phủ.Thế nhưng, tia sét đặc biệt này xuất hiện cạnh một lỗ hổng lớn hình tròn ở đỉnh đám mây, khiến tia sét phát sáng qua thành cấu trúc mây hình hõm chảo, tạo ra vòng tròn sáng màu xanh nổi bật.Quầng sáng màu xanh thứ hai ở góc trên bên phải bức ảnh là được hình thành khi ánh sáng bị bóp méo từ Mặt trăng.Hướng của Mặt trăng so với trạm ISS có nghĩa ánh sáng mà vệ tinh tự nhiên này phản chiếu truyền thẳng qua khí quyển hành tinh, biến đổi thành hình cầu màu xanh dương bắt mắt với vầng hào quang mờ.Hiệu ứng này hình thành bởi một phần ánh sáng phân tán những hạt nhỏ trong khí quyển Trái đất. Nhờ vậy, phi hành gia đã chụp được bức ảnh đặc biệt như vậy.Các màu sắc khác nhau của ánh sáng có bước sóng khác nhau ảnh hưởng tới tương tác của chúng với hạt trong khí quyển. Theo các chuyên gia, ánh sáng màu xanh dương có bước sóng ngắn nhất. Vậy nên, chúng có nhiều khả năng phân tán nhất, khiến Mặt trăng có màu xanh như trong ảnh.Hiệu ứng này cũng lý giải tại sao bầu trời có màu xanh vào ban ngày. Điều này xảy ra là do bước sóng xanh dương ở ánh Mặt trời phân tán nhiều nhất và dễ thấy hơn với mắt người.Bức ảnh đặc biệt trên cũng chụp được mạng lưới ánh sáng nhân tạo ở Thái Lan. Quầng sáng màu cam song song với đường cong của Trái Đất chính là rìa của bầu khí quyển (còn được gọi là "chân trời") khi nhìn từ vũ trụ.Mời độc giả xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV TSTC.
Vào ngày 9/10 vừa qua, Đài quan sát Trái đất của NASA công bố một bức ảnh chụp 2 quầng sáng xanh trên bầu khí quyển Trái đất. Bức ảnh này do một phi hành gia thuộc phi hành đoàn Expedition 66 khi trạm ISS bay qua Biển Đông vào năm 2021.
Quầng sáng màu xanh đầu tiên ở góc dưới bức ảnh là một tia sét khổng lồ trên vịnh Thái Lan. Theo Đài quan sát Trái đất của NASA, tia sét thường khó nhìn thấy từ trạm ISS do bị những đám mây che phủ.
Thế nhưng, tia sét đặc biệt này xuất hiện cạnh một lỗ hổng lớn hình tròn ở đỉnh đám mây, khiến tia sét phát sáng qua thành cấu trúc mây hình hõm chảo, tạo ra vòng tròn sáng màu xanh nổi bật.
Quầng sáng màu xanh thứ hai ở góc trên bên phải bức ảnh là được hình thành khi ánh sáng bị bóp méo từ Mặt trăng.
Hướng của Mặt trăng so với trạm ISS có nghĩa ánh sáng mà vệ tinh tự nhiên này phản chiếu truyền thẳng qua khí quyển hành tinh, biến đổi thành hình cầu màu xanh dương bắt mắt với vầng hào quang mờ.
Hiệu ứng này hình thành bởi một phần ánh sáng phân tán những hạt nhỏ trong khí quyển Trái đất. Nhờ vậy, phi hành gia đã chụp được bức ảnh đặc biệt như vậy.
Các màu sắc khác nhau của ánh sáng có bước sóng khác nhau ảnh hưởng tới tương tác của chúng với hạt trong khí quyển. Theo các chuyên gia, ánh sáng màu xanh dương có bước sóng ngắn nhất. Vậy nên, chúng có nhiều khả năng phân tán nhất, khiến Mặt trăng có màu xanh như trong ảnh.
Hiệu ứng này cũng lý giải tại sao bầu trời có màu xanh vào ban ngày. Điều này xảy ra là do bước sóng xanh dương ở ánh Mặt trời phân tán nhiều nhất và dễ thấy hơn với mắt người.
Bức ảnh đặc biệt trên cũng chụp được mạng lưới ánh sáng nhân tạo ở Thái Lan. Quầng sáng màu cam song song với đường cong của Trái Đất chính là rìa của bầu khí quyển (còn được gọi là "chân trời") khi nhìn từ vũ trụ.
Mời độc giả xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV TSTC.