Gà là loài gia cầm có dân số đông đúc nhất và chúng liên quan mật thiết đến cuộc sống của con người. Đây cũng là con vật được xếp vào hàng 12 con giáp của người Việt, mang những ý nghĩa thiêng liêng, cao cả.Vì vậy từ xa xưa, cha ông chúng ta đã quan sát rất kỹ những tập tính của gà và phát hiện ra, việc gà mái cất tiếng gáy như gà trống là bất bình thường.Theo quan niệm dân gian ở nhiều nước châu Á, "gà mái gáy" là biểu hiện của việc "âm dương hỗn loạn", là một dấu hiệu và điềm báo sắp có chuyện xấu xảy ra.Thậm chí, có nơi còn phân biệt cụ thể theo từng giờ giấc mà con gà mái gáy. Gà mái gáy vào lúc trưa: là dấu hiệu cho thấy trong gia đình sắp có chuyện cãi vã. Cha mẹ, ông bà không thuận nhau. Đặc biệt, nếu sau khi gáy, gà mái chạy quanh nhà thì đây là điềm gở lớn, trong lúc cãi vã có thể xảy ra tai nạn, thương tíchGà mái gáy tiếng đứt quãng: Theo quan niệm dân gian, đây là điềm báo cho thấy sắp có tang sự từ hàng xóm. Hoặc đây cũng có thể là điềm báo cho biết những người xung quanh bạn sắp gặp nguy hiểm khó lường trước.Gà mái gáy vào ban đêm: Người xưa cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy vùng đất bạn ở không lành, có thể âm khí quá mạnh nên con gà – vốn là linh vật thiêng liêng, đã gáy để báo trước cho gia chủ.Ngoài ra, sau khi gà mái gáy, một số người ở nông thôn thường tìm cách bắt chúng lại, kiểm tra màu lưỡi để kiểm tra độ may rủi. Nếu lưỡi có màu đen, có thể trong nhà sẽ có người bệnh nặng hoặc sắp mất. Ngược lại nếu lưỡi màu trắng, cẩn thận tai nạn sông nước.Và không quá khó để đoán được điều gì sẽ đến với những con gà mái biết gáy đó. Cho dù chủ nhân của nó không muốn, nhưng những con gà mái thường sẽ bị giết và ăn thịt chỉ trong vòng một, hai ngày sau khi cất tiếng gáy.Tiếng gáy của gà mái không phải là tiếng gáy to giống gà trống, mà nó hơi giống như bị mắc nghẹn. Tiếng gáy đôi khi cũng thể kéo dài, nhưng phần kết thúc của nó thường rất ngắn gọn, chứ không dai dẳng và âm vang như tiếng gà trống gáy.Tuy nhiên, theo góc nhìn khoa học, vấn đề được cho là nằm ở tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh của loài gà. Gà mái có thể đẻ trứng và không bị giết thịt, còn gà trống thường bị làm thịt ngay sau đó không lâu. Điều này gây ra tình trạng thường không có gà trống trong một đàn gà.Và theo ghi nhận của nhiều người, tình trạng gà mái gáy thường xảy ra ở những đàn gà không có gà trống. Vào thời điểm này, một số con gà mái sẽ học các hành vi của gà trống, bao gồm cả tiếng gáy. Do đó, mục đích của việc "gà mái gáy" chính là muốn thiết lập lại vị trí của chúng trong đàn.Bên cạnh đó, gà mái gáy là hiện tượng phân hoá giống đực và cái ở gà. Khi còn nhỏ, những cá thể gà có thể phát triển giới tính theo xu hướng đực và cái. Thế nhưng khi lớn lên, sau khi đã phân định rõ hình dáng, nếu gặp điều kiện môi trường thuận lợi để phát triển tính đực hoặc cái, gà sẽ sinh ra những hiện tượng lạ, điển hình trong số đó là dấu hiệu gà mái gáy.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Gà là loài gia cầm có dân số đông đúc nhất và chúng liên quan mật thiết đến cuộc sống của con người. Đây cũng là con vật được xếp vào hàng 12 con giáp của người Việt, mang những ý nghĩa thiêng liêng, cao cả.
Vì vậy từ xa xưa, cha ông chúng ta đã quan sát rất kỹ những tập tính của gà và phát hiện ra, việc gà mái cất tiếng gáy như gà trống là bất bình thường.
Theo quan niệm dân gian ở nhiều nước châu Á, "gà mái gáy" là biểu hiện của việc "âm dương hỗn loạn", là một dấu hiệu và điềm báo sắp có chuyện xấu xảy ra.
Thậm chí, có nơi còn phân biệt cụ thể theo từng giờ giấc mà con gà mái gáy. Gà mái gáy vào lúc trưa: là dấu hiệu cho thấy trong gia đình sắp có chuyện cãi vã. Cha mẹ, ông bà không thuận nhau. Đặc biệt, nếu sau khi gáy, gà mái chạy quanh nhà thì đây là điềm gở lớn, trong lúc cãi vã có thể xảy ra tai nạn, thương tích
Gà mái gáy tiếng đứt quãng: Theo quan niệm dân gian, đây là điềm báo cho thấy sắp có tang sự từ hàng xóm. Hoặc đây cũng có thể là điềm báo cho biết những người xung quanh bạn sắp gặp nguy hiểm khó lường trước.
Gà mái gáy vào ban đêm: Người xưa cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy vùng đất bạn ở không lành, có thể âm khí quá mạnh nên con gà – vốn là linh vật thiêng liêng, đã gáy để báo trước cho gia chủ.
Ngoài ra, sau khi gà mái gáy, một số người ở nông thôn thường tìm cách bắt chúng lại, kiểm tra màu lưỡi để kiểm tra độ may rủi. Nếu lưỡi có màu đen, có thể trong nhà sẽ có người bệnh nặng hoặc sắp mất. Ngược lại nếu lưỡi màu trắng, cẩn thận tai nạn sông nước.
Và không quá khó để đoán được điều gì sẽ đến với những con gà mái biết gáy đó. Cho dù chủ nhân của nó không muốn, nhưng những con gà mái thường sẽ bị giết và ăn thịt chỉ trong vòng một, hai ngày sau khi cất tiếng gáy.
Tiếng gáy của gà mái không phải là tiếng gáy to giống gà trống, mà nó hơi giống như bị mắc nghẹn. Tiếng gáy đôi khi cũng thể kéo dài, nhưng phần kết thúc của nó thường rất ngắn gọn, chứ không dai dẳng và âm vang như tiếng gà trống gáy.
Tuy nhiên, theo góc nhìn khoa học, vấn đề được cho là nằm ở tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh của loài gà. Gà mái có thể đẻ trứng và không bị giết thịt, còn gà trống thường bị làm thịt ngay sau đó không lâu. Điều này gây ra tình trạng thường không có gà trống trong một đàn gà.
Và theo ghi nhận của nhiều người, tình trạng gà mái gáy thường xảy ra ở những đàn gà không có gà trống. Vào thời điểm này, một số con gà mái sẽ học các hành vi của gà trống, bao gồm cả tiếng gáy. Do đó, mục đích của việc "gà mái gáy" chính là muốn thiết lập lại vị trí của chúng trong đàn.
Bên cạnh đó, gà mái gáy là hiện tượng phân hoá giống đực và cái ở gà. Khi còn nhỏ, những cá thể gà có thể phát triển giới tính theo xu hướng đực và cái. Thế nhưng khi lớn lên, sau khi đã phân định rõ hình dáng, nếu gặp điều kiện môi trường thuận lợi để phát triển tính đực hoặc cái, gà sẽ sinh ra những hiện tượng lạ, điển hình trong số đó là dấu hiệu gà mái gáy.