Vào ngày 18/12, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình thông tin mới phê duyệt khoản viện trợ Dự án “Hỗ trợ bảo tồn g à lôi lam mào trắng tại Việt Nam” do Hội Trĩ Thế giới (World Pheasant Association - WPA) tài trợ với số tiền tương đương gần 600 triệu đồng.Dự án này hướng tới mục tiêu góp phần bảo tồn gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam thông qua việc xây dựng chuồng, nhân nuôi bảo tồn gà lôi lam mào trắng tại Trạm nhân nuôi bảo tồn gà lôi lam mào trắng thuộc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Bảo tồn Thiên nhiên Việt. Thời gian thực hiện dự án đến tháng 12/2024.Gà lôi lam mào trắng là loài chim trĩ đặc hữu của miền Trung Việt Nam có tên khoa học là Lophura edwardsi.Ở Việt Nam, loài gà quý hiếm này chỉ phân bố ở 4 tỉnh gồm: Hà Tĩnh (Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ), Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền).Lần đầu tiên loài gà lôi lam mào trắng được miêu tả là vào năm 1896. Khi ấy, 4 cá thể gà lôi lam mào trắng do các nhà truyền giáo Pháp thu được tại Quảng Trị (mẫu tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Quốc gia, Paris, Pháp).Từ năm 1923 - 1929, nhà khoa học Jean Delacour tổ chức 7 chuyến nghiên cứu ở Đông Dương và thu được 64 cá thể gà lôi lam mào trắng, trong đó 28 cá thể được vận chuyển sang Pháp nhằm mục đích nghiên cứu. Từ những cá thể này, khoảng hơn 1.000 cá thể được nhân lên trong điều kiện nuôi nhốt.Loài động vật này được ghi nhận trong tự nhiên gần đây nhất là từ năm 2000. Gà lôi lam mào trắng báo động tuyệt chủng ở một số khu vực khi đã lâu không ghi nhận xuất hiện trong tự nhiên.Do đó, năm 2012, gà lôi lam mào trắng được nâng cấp lên mức rất nguy cấp trong Sách Đỏ của IUCN (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên).Trong những năm qua, các nhà khoa học đã đặt bẫy ảnh ở nhiều nơi trong vùng phân bố nhưng không phát hiện dấu vết của gà lôi lam mào trắng trong tự nhiên. Dù vậy, họ nhận định chưa có bằng chứng và cơ sở để nói loài này đã tuyệt chủng trong tự nhiên.Các chuyên gia vẫn hy vọng tìm ra dấu chân loài gà lôi lam mào trắng quý hiếm trong tự nhiên và triển khai các phương án nhằm bảo tồn, nhân giống loài gà này.Mời độc giả xem video: Những triệu phú nuôi gà Đông Tảo ở Hưng Yên. Nguồn: VTV24.
Vào ngày 18/12, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình thông tin mới phê duyệt khoản viện trợ Dự án “Hỗ trợ bảo tồn g à lôi lam mào trắng tại Việt Nam” do Hội Trĩ Thế giới (World Pheasant Association - WPA) tài trợ với số tiền tương đương gần 600 triệu đồng.
Dự án này hướng tới mục tiêu góp phần bảo tồn gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam thông qua việc xây dựng chuồng, nhân nuôi bảo tồn gà lôi lam mào trắng tại Trạm nhân nuôi bảo tồn gà lôi lam mào trắng thuộc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Bảo tồn Thiên nhiên Việt. Thời gian thực hiện dự án đến tháng 12/2024.
Gà lôi lam mào trắng là loài chim trĩ đặc hữu của miền Trung Việt Nam có tên khoa học là Lophura edwardsi.
Ở Việt Nam, loài gà quý hiếm này chỉ phân bố ở 4 tỉnh gồm: Hà Tĩnh (Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ), Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền).
Lần đầu tiên loài gà lôi lam mào trắng được miêu tả là vào năm 1896. Khi ấy, 4 cá thể gà lôi lam mào trắng do các nhà truyền giáo Pháp thu được tại Quảng Trị (mẫu tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Quốc gia, Paris, Pháp).
Từ năm 1923 - 1929, nhà khoa học Jean Delacour tổ chức 7 chuyến nghiên cứu ở Đông Dương và thu được 64 cá thể gà lôi lam mào trắng, trong đó 28 cá thể được vận chuyển sang Pháp nhằm mục đích nghiên cứu. Từ những cá thể này, khoảng hơn 1.000 cá thể được nhân lên trong điều kiện nuôi nhốt.
Loài động vật này được ghi nhận trong tự nhiên gần đây nhất là từ năm 2000. Gà lôi lam mào trắng báo động tuyệt chủng ở một số khu vực khi đã lâu không ghi nhận xuất hiện trong tự nhiên.
Do đó, năm 2012, gà lôi lam mào trắng được nâng cấp lên mức rất nguy cấp trong Sách Đỏ của IUCN (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên).
Trong những năm qua, các nhà khoa học đã đặt bẫy ảnh ở nhiều nơi trong vùng phân bố nhưng không phát hiện dấu vết của gà lôi lam mào trắng trong tự nhiên. Dù vậy, họ nhận định chưa có bằng chứng và cơ sở để nói loài này đã tuyệt chủng trong tự nhiên.
Các chuyên gia vẫn hy vọng tìm ra dấu chân loài gà lôi lam mào trắng quý hiếm trong tự nhiên và triển khai các phương án nhằm bảo tồn, nhân giống loài gà này.
Mời độc giả xem video: Những triệu phú nuôi gà Đông Tảo ở Hưng Yên. Nguồn: VTV24.