Bọ rùa vàng Charidotella sexpunctata là loài chân đốt có khả năng thay đổi màu sắc và hình dạng, từ vàng sang đỏ với các chấm đen. Bên cạnh đó chúng còn có thể biến đổi hình dạng tùy vào môi trường bằng cách thay đổi hệ thống luân chuyển mạch trong cơ thể.Vỏ bọ rùa vàng được phủ một lớp chất lỏng tạo thành từ những giọt sương trên lá, nó làm cho chúng ta dễ có ảo giác rằng loài côn trùng này có màu vàng.Bọ cánh cứng hổ (Tiger beetle) là loài chân đốt nổi tiếng bởi tập tính vô cùng hiếu chiến và khả năng chạy cực nhanh, khoảng 9km/h, nếu tính tới chiều dài cơ thể nó, thì tốc độ này tương đương với 770km/h ở người.Với tốc độ và bộ hàm lớn, siêu khỏe, thức ăn chính của chúng là các loài côn trùng nhỏ và nhện. Chúng sống chủ yếu ở vùng Indo-Malay.Sâu bướm Puss hay sâu bướm mặt mèo là một loài chân đốt với vẻ ngoài vô cùng dễ thương nhưng đừng dại mà chạm vào nó. Nếu con người đụng phải lông con sâu bướm sẽ bị ngứa da, chúng bị xem là loài có độc.Rệp gai được phân biệt dựa vào chiếc gai sau lưng chúng. Chiếc gai này chính là vũ khí bảo vệ rệp gai khỏi kẻ thù. Chúng sống chủ yếu ở Florida, Mỹ, Trung Mỹ và phía bắc Nam Mỹ.Bọ cạp bay có thể tìm thấy khắp mọi nơi trên thế giới. Trên thực tế chúng được coi là tổ tiên của các loài sâu, bướm hiện nay. Bộ phận gần giống đuôi bọ cạp thực chất là dương vật của con đực. Loài này tuy trông dữ dằn nhưng lại vô hại.Rệp ăn lưỡi là loài ký sinh cá. Chúng đi vào mang cá, bám vào cuống lưỡi và sau đó chính nó trở thành lưỡi vật chủ. Cá có thể sử dụng nó như cái lưỡi thật sự, đổi lại việc nó hút máu và chất nhầy của cá.Bọ hươu cao cổ được phát hiện năm 2008 và có thể dài tới 25mm. Đặc điểm cả loài này là toàn thân màu đen, với đôi cánh đỏ. Chiếc cổ dài như của hươu cao cổ giúp chúng trong các cuộc chiến và xây tổ.Động vật nhiều chân, được coi là nhà hóa học trong thế giới côn trùng. Chúng sản xuất ra hydro Xyanua để bắt mồi và để bảo vệ bản thân. Chúng sống chủ yếu ở vùng Băc Mỹ, từ California tới Columbia.Bọ nước khổng lồ có thể phóng ra một chất tiêu hóa cực mạnh, khiến nội tạng của con mồi bị biến thành dạng lỏng, dễ dàng cho việc tiêu hóa. Chúng là một trong những loài côn trùng cắn đau nhất trên thế giới.Bọ sát thủ có một kỹ thuật bắt mồi độc đáo: chúng thường tự làm mình mắc vào bẫy nhện, kéo dây tơ, giả vờ bị sa bẫy. Khi nhện tiến lại gần, chúng phóng ra một chất độc đủ làm tê cứng con mồi, rồi biến con nhện thành một loại chất lỏng để uống.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Bọ rùa vàng Charidotella sexpunctata là loài chân đốt có khả năng thay đổi màu sắc và hình dạng, từ vàng sang đỏ với các chấm đen. Bên cạnh đó chúng còn có thể biến đổi hình dạng tùy vào môi trường bằng cách thay đổi hệ thống luân chuyển mạch trong cơ thể.
Vỏ bọ rùa vàng được phủ một lớp chất lỏng tạo thành từ những giọt sương trên lá, nó làm cho chúng ta dễ có ảo giác rằng loài côn trùng này có màu vàng.
Bọ cánh cứng hổ (Tiger beetle) là loài chân đốt nổi tiếng bởi tập tính vô cùng hiếu chiến và khả năng chạy cực nhanh, khoảng 9km/h, nếu tính tới chiều dài cơ thể nó, thì tốc độ này tương đương với 770km/h ở người.
Với tốc độ và bộ hàm lớn, siêu khỏe, thức ăn chính của chúng là các loài côn trùng nhỏ và nhện. Chúng sống chủ yếu ở vùng Indo-Malay.
Sâu bướm Puss hay sâu bướm mặt mèo là một loài chân đốt với vẻ ngoài vô cùng dễ thương nhưng đừng dại mà chạm vào nó. Nếu con người đụng phải lông con sâu bướm sẽ bị ngứa da, chúng bị xem là loài có độc.
Rệp gai được phân biệt dựa vào chiếc gai sau lưng chúng. Chiếc gai này chính là vũ khí bảo vệ rệp gai khỏi kẻ thù. Chúng sống chủ yếu ở Florida, Mỹ, Trung Mỹ và phía bắc Nam Mỹ.
Bọ cạp bay có thể tìm thấy khắp mọi nơi trên thế giới. Trên thực tế chúng được coi là tổ tiên của các loài sâu, bướm hiện nay. Bộ phận gần giống đuôi bọ cạp thực chất là dương vật của con đực. Loài này tuy trông dữ dằn nhưng lại vô hại.
Rệp ăn lưỡi là loài ký sinh cá. Chúng đi vào mang cá, bám vào cuống lưỡi và sau đó chính nó trở thành lưỡi vật chủ. Cá có thể sử dụng nó như cái lưỡi thật sự, đổi lại việc nó hút máu và chất nhầy của cá.
Bọ hươu cao cổ được phát hiện năm 2008 và có thể dài tới 25mm. Đặc điểm cả loài này là toàn thân màu đen, với đôi cánh đỏ. Chiếc cổ dài như của hươu cao cổ giúp chúng trong các cuộc chiến và xây tổ.
Động vật nhiều chân, được coi là nhà hóa học trong thế giới côn trùng. Chúng sản xuất ra hydro Xyanua để bắt mồi và để bảo vệ bản thân. Chúng sống chủ yếu ở vùng Băc Mỹ, từ California tới Columbia.
Bọ nước khổng lồ có thể phóng ra một chất tiêu hóa cực mạnh, khiến nội tạng của con mồi bị biến thành dạng lỏng, dễ dàng cho việc tiêu hóa. Chúng là một trong những loài côn trùng cắn đau nhất trên thế giới.
Bọ sát thủ có một kỹ thuật bắt mồi độc đáo: chúng thường tự làm mình mắc vào bẫy nhện, kéo dây tơ, giả vờ bị sa bẫy. Khi nhện tiến lại gần, chúng phóng ra một chất độc đủ làm tê cứng con mồi, rồi biến con nhện thành một loại chất lỏng để uống.