Các nhà nghiên cứu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa đã dựa vào công nghệ được sử dụng rộng rãi trong một dự án lập danh mục đa dạng động vật ở dãy núi phía bắc Trường Sơn. Khu bảo tồn này được thành lập tháng 12 năm 1999 với tổng diện tích khu vực là 27.668 ha cùng diện tích vùng đệm 33.590 ha. Ảnh: Silas Baisch
Nhóm nghiên cứu gồm có Thanh Vân Nguyễn, Anh Thế Lưu, Hùng Việt Phạm, Hà Mạnh Nguyễn, Tâm Anh Phạm, Mai Thị Nguyên, Minh Đức Lê và Anh Tuấn Nguyễn. Theo nghiên cứu, nhóm đã đặt 70 camera ở 35 địa điểm khác nhau theo dạng lưới trên khắp khu bảo tồn và các camera này đã chụp ảnh suốt 5 tháng. Các nhà nghiên cứu cho biết phần phía đông nam của khu bảo tồn không được đưa vào nghiên cứu vì có một dự án nhà máy thủy điện đang được triển khai.
Các camera được kích hoạt bằng chuyển động ở "độ nhạy cao" và chụp ảnh "nhanh" tạo ra ba hình ảnh cho mỗi lần kích hoạt camera. Theo nghiên cứu, trong khoảng thời gian ba tháng (trung bình 92,2 ngày, cộng hoặc trừ khoảng 2 ngày), các camera đã chụp được hơn 1.000 loài động vật. Báo cáo cho biết: "Tổng cộng có 1.002 hồ sơ độc lập về ít nhất 46 loài, bao gồm 21 loài động vật có vú, 24 loài chim và một loài bò sát, đã được ghi nhận trong cuộc khảo sát của chúng tôi".
Các nhà nghiên cứu cho biết loài động vật quý hiếm nhất được tìm thấy trong khu bảo tồn là tê tê Sunda, một loài cực kỳ nguy cấp có "giá trị bảo tồn cao". Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế cho , các nghiên cứu bẫy ảnh trước đây đã phải vật lộn để có được hình ảnh về loài động vật quý hiếm này, trong một trường hợp chỉ xuất hiện trong 11 bức ảnh trong suốt 22.000 đêm ở Campuchia.
Ba loài khỉ đuôi dài cũng đã xuất hiện trước ống kính máy ảnh. Theo nghiên cứu, khỉ Assam và khỉ Rhesus được coi là những loài phổ biến. Nhưng họ hàng của chúng, loài khỉ đuôi cụt (trên ảnh), là loài hiếm và dễ bị tổn thương. Theo Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, quần thể khỉ đuôi cụt đang suy giảm ở Myanmar và Việt Nam và đã đến tình trạng nguy cấp ở Thái Lan. Loài này mới được ghi nhận ở Bangladesh vào năm 1989.
Nhóm động vật lớn nhất là một phần của họ Phasianidae, một nhóm chim bao gồm các loài động vật như chim trĩ, chim cút, gà và gà tây. Nhiều loài chim. Trên ảnh mà một con gà lôi bạc.
Đây là một con sơn dương Trung Quốc (Capricornis milneedwardsii), loài vật thú vị có đầu giống dê, chỉ con đực có sừng. Chúng có bờm chạy từ cổ đến giữa lưng, thích sống trên các vùng núi cao có rừng. Ở Việt Nam, chúng thường sống ở độ cao trên 300m nhưng ở Tây Tạng (Trung Quốc) chúng thường thích những nơi có độ cao từ 2.500m đến 3.500m.
Loài mang đỏ phương bắc (hoẵng) (Muntiacus vaginalis) phân bố rộng rãi ở các nước Trung và Đông Nam Á, có mặt trong nhiều khu bảo tồn khác nhau. Tuy nhiên gần đây, do sự suy thoái của môi trường sống và nạn săn bắt các bộ phận cơ thể và thịt của chúng, quần thể hoẵng đang giảm mạnh trên toàn bộ phạm vi phân bố của chúng.
Một con kỳ đà nước Châu Á cũng góp mặt trong những bức ảnh do các nhà nghiên cứu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Chúng là loài thằn lằn lớn thứ 2 chỉ sau loài rồng Komodo.
Ngoài ra, Tạp chí dữ liệu đa dạng sinh học Các nhà nghiên cứu cho biết: "Các loài có số lượng xuất hiện nhiều nhất là lửng chồn, chồn cổ vàng và cầy hương châu Á". Trên ảnh là một con cầy hương Ấn Độ lớn.
Một con gà lôi công xám còn được gọi là gà lôi Miến Điện hoặc trĩ công. Sau khi phát hiện qua bẫy ảnh, cá thể này đã bị bắt phục vụ trong quá trình nghiên cứu. Loài này tuy ít được quan tâm trong phân loại bảo tồn, tuy nhiên, chúng có nhiều phân loài chưa được ghi nhận, đánh giá. Việc xuất hiện tại địa bàn Khu bảo tồn Xuân Liên là hiếm vì chúng hầu như chưa được ghi nhận phân bố ở nước ta.
Nhóm nghiên cứu vừa qua đã đăng tải báo cáo khoa học chi tiết trên trang dữ liệu đa dạng sinh học (Biodiversity Data Journal) và gây được nhiều sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
Tờ báo Miami Herald cũng đã trích đăng tải báo cáo này cùng những lời tán dương ghi nhận cho quá trình công phu từ giai đoạn triển khai cho đến lúc phân loại, tạo danh mục và phân tích dữ liệu được. Toàn bộ dữ liệu được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu, phân tích hơn 18 tháng trước khi công bố.
Mời quý độc giả xem video: Phát hoảng với loài động vật bốc mùi nhất quả đất
Các nhà nghiên cứu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa đã dựa vào công nghệ được sử dụng rộng rãi trong một dự án lập danh mục đa dạng động vật ở dãy núi phía bắc Trường Sơn. Khu bảo tồn này được thành lập tháng 12 năm 1999 với tổng diện tích khu vực là 27.668 ha cùng diện tích vùng đệm 33.590 ha. Ảnh: Silas Baisch
Nhóm nghiên cứu gồm có Thanh Vân Nguyễn, Anh Thế Lưu, Hùng Việt Phạm, Hà Mạnh Nguyễn, Tâm Anh Phạm, Mai Thị Nguyên, Minh Đức Lê và Anh Tuấn Nguyễn. Theo nghiên cứu, nhóm đã đặt 70 camera ở 35 địa điểm khác nhau theo dạng lưới trên khắp khu bảo tồn và các camera này đã chụp ảnh suốt 5 tháng. Các nhà nghiên cứu cho biết phần phía đông nam của khu bảo tồn không được đưa vào nghiên cứu vì có một dự án nhà máy thủy điện đang được triển khai.
Các camera được kích hoạt bằng chuyển động ở "độ nhạy cao" và chụp ảnh "nhanh" tạo ra ba hình ảnh cho mỗi lần kích hoạt camera. Theo nghiên cứu, trong khoảng thời gian ba tháng (trung bình 92,2 ngày, cộng hoặc trừ khoảng 2 ngày), các camera đã chụp được hơn 1.000 loài động vật. Báo cáo cho biết: "Tổng cộng có 1.002 hồ sơ độc lập về ít nhất 46 loài, bao gồm 21 loài động vật có vú, 24 loài chim và một loài bò sát, đã được ghi nhận trong cuộc khảo sát của chúng tôi".
Các nhà nghiên cứu cho biết loài động vật quý hiếm nhất được tìm thấy trong khu bảo tồn là tê tê Sunda, một loài cực kỳ nguy cấp có "giá trị bảo tồn cao". Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế cho , các nghiên cứu bẫy ảnh trước đây đã phải vật lộn để có được hình ảnh về loài động vật quý hiếm này, trong một trường hợp chỉ xuất hiện trong 11 bức ảnh trong suốt 22.000 đêm ở Campuchia.
Ba loài khỉ đuôi dài cũng đã xuất hiện trước ống kính máy ảnh. Theo nghiên cứu, khỉ Assam và khỉ Rhesus được coi là những loài phổ biến. Nhưng họ hàng của chúng, loài khỉ đuôi cụt (trên ảnh), là loài hiếm và dễ bị tổn thương. Theo Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, quần thể khỉ đuôi cụt đang suy giảm ở Myanmar và Việt Nam và đã đến tình trạng nguy cấp ở Thái Lan. Loài này mới được ghi nhận ở Bangladesh vào năm 1989.
Nhóm động vật lớn nhất là một phần của họ Phasianidae, một nhóm chim bao gồm các loài động vật như chim trĩ, chim cút, gà và gà tây. Nhiều loài chim. Trên ảnh mà một con gà lôi bạc.
Đây là một con sơn dương Trung Quốc (Capricornis milneedwardsii), loài vật thú vị có đầu giống dê, chỉ con đực có sừng. Chúng có bờm chạy từ cổ đến giữa lưng, thích sống trên các vùng núi cao có rừng. Ở Việt Nam, chúng thường sống ở độ cao trên 300m nhưng ở Tây Tạng (Trung Quốc) chúng thường thích những nơi có độ cao từ 2.500m đến 3.500m.
Loài mang đỏ phương bắc (hoẵng) (Muntiacus vaginalis) phân bố rộng rãi ở các nước Trung và Đông Nam Á, có mặt trong nhiều khu bảo tồn khác nhau. Tuy nhiên gần đây, do sự suy thoái của môi trường sống và nạn săn bắt các bộ phận cơ thể và thịt của chúng, quần thể hoẵng đang giảm mạnh trên toàn bộ phạm vi phân bố của chúng.
Một con kỳ đà nước Châu Á cũng góp mặt trong những bức ảnh do các nhà nghiên cứu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Chúng là loài thằn lằn lớn thứ 2 chỉ sau loài rồng Komodo.
Ngoài ra, Tạp chí dữ liệu đa dạng sinh học Các nhà nghiên cứu cho biết: "Các loài có số lượng xuất hiện nhiều nhất là lửng chồn, chồn cổ vàng và cầy hương châu Á". Trên ảnh là một con cầy hương Ấn Độ lớn.
Một con gà lôi công xám còn được gọi là gà lôi Miến Điện hoặc trĩ công. Sau khi phát hiện qua bẫy ảnh, cá thể này đã bị bắt phục vụ trong quá trình nghiên cứu. Loài này tuy ít được quan tâm trong phân loại bảo tồn, tuy nhiên, chúng có nhiều phân loài chưa được ghi nhận, đánh giá. Việc xuất hiện tại địa bàn Khu bảo tồn Xuân Liên là hiếm vì chúng hầu như chưa được ghi nhận phân bố ở nước ta.
Nhóm nghiên cứu vừa qua đã đăng tải báo cáo khoa học chi tiết trên trang dữ liệu đa dạng sinh học (Biodiversity Data Journal) và gây được nhiều sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
Tờ báo Miami Herald cũng đã trích đăng tải báo cáo này cùng những lời tán dương ghi nhận cho quá trình công phu từ giai đoạn triển khai cho đến lúc phân loại, tạo danh mục và phân tích dữ liệu được. Toàn bộ dữ liệu được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu, phân tích hơn 18 tháng trước khi công bố.
Mời quý độc giả xem video: Phát hoảng với loài động vật bốc mùi nhất quả đất