Bộ Cá mút đá (Petromyzontiformes) gồm các loài cá không có hàm, được coi là nhóm động vật có xương sống cổ xưa bậc nhất còn tồn tại trên Trái đất.Không giống các động vật có xương sống khác, cá mút đá không có hàm mà có một đĩa mút tròn ở đầu mõm, trên đó có các răng nạo xếp thành nhiều vòng đồng tâm. Hộp sọ của chúng làm bằng chất sụn.Chúng không có khung xương mà chỉ có cột sống chưa hoàn chỉnh, trong đó có dây sống linh hoạt, mang vai trò nâng đỡ cơ thể.Da cá mút đá trơn, không có vảy, và chúng có một hoặc hai vây lưng gần đuôi. Mỗi bên thân có một hàng bảy lỗ mang trong nhỏ ngay sau mắt.Cá mút đá sống trong các sinh cảnh nước ven biển và nước ngọt ôn đới trên toàn thế giới. Tất cả các loài trong số chúng đều sinh sản trong nước ngọt. Giống cá hồi, những loài sống ven biển di cư ngược dòng sông để đẻ trứng rồi chết đi.Trứng cá mút đá nở thành ấu trùng giống giun, đào bới trong bùn để tìm kiếm các mảnh vụn hữu cơ làm thức ăn. Sau khoảng ba năm, ấu trùng sẽ chuyển sang dạng trưởng thành. Các loài vốn sống ở biển sẽ di cư ra biển.Khi trưởng thành, cá mút đá sống bám trên những con cá lớn hơn. Chúng bám chắc vào vật chủ bằng cái miệng dạng giác mút và mài xuyên qua da nạn nhân để ăn cả thịt lẫn máu. Điều này khiến chúng có thể trở thành loài gây hại ở các trại cá.Dù vậy, đa số cá mút đá không hoàn toàn phụ thuộc vào việc hút máu mà có thể ăn các động vật không xương sống. Một vài loài sống trong nước ngọt hoàn toàn không ký sinh. Các loài này sẽ không ăn gì trong giai đoạn trưởng thành chỉ kéo dài 6 tháng.Ngày nay, chỉ còn khoảng 38 loài cá mút đá còn tồn tại. Nhiều hóa thạch cá mút đá đã có từ cuối kỷ Than Đá (khoảng 360 đến 300 triệu năm trước) đã được tìm thấy, trong đó có một loài trông rất giống cá mút đá hiện đại.Ở nhiều quốc gia, cá mút đá được đánh bắt và sử dụng như một loại thủy sản có giá trị.Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.
Bộ Cá mút đá (Petromyzontiformes) gồm các loài cá không có hàm, được coi là nhóm động vật có xương sống cổ xưa bậc nhất còn tồn tại trên Trái đất.
Không giống các động vật có xương sống khác, cá mút đá không có hàm mà có một đĩa mút tròn ở đầu mõm, trên đó có các răng nạo xếp thành nhiều vòng đồng tâm. Hộp sọ của chúng làm bằng chất sụn.
Chúng không có khung xương mà chỉ có cột sống chưa hoàn chỉnh, trong đó có dây sống linh hoạt, mang vai trò nâng đỡ cơ thể.
Da cá mút đá trơn, không có vảy, và chúng có một hoặc hai vây lưng gần đuôi. Mỗi bên thân có một hàng bảy lỗ mang trong nhỏ ngay sau mắt.
Cá mút đá sống trong các sinh cảnh nước ven biển và nước ngọt ôn đới trên toàn thế giới. Tất cả các loài trong số chúng đều sinh sản trong nước ngọt. Giống cá hồi, những loài sống ven biển di cư ngược dòng sông để đẻ trứng rồi chết đi.
Trứng cá mút đá nở thành ấu trùng giống giun, đào bới trong bùn để tìm kiếm các mảnh vụn hữu cơ làm thức ăn. Sau khoảng ba năm, ấu trùng sẽ chuyển sang dạng trưởng thành. Các loài vốn sống ở biển sẽ di cư ra biển.
Khi trưởng thành, cá mút đá sống bám trên những con cá lớn hơn. Chúng bám chắc vào vật chủ bằng cái miệng dạng giác mút và mài xuyên qua da nạn nhân để ăn cả thịt lẫn máu. Điều này khiến chúng có thể trở thành loài gây hại ở các trại cá.
Dù vậy, đa số cá mút đá không hoàn toàn phụ thuộc vào việc hút máu mà có thể ăn các động vật không xương sống. Một vài loài sống trong nước ngọt hoàn toàn không ký sinh. Các loài này sẽ không ăn gì trong giai đoạn trưởng thành chỉ kéo dài 6 tháng.
Ngày nay, chỉ còn khoảng 38 loài cá mút đá còn tồn tại. Nhiều hóa thạch cá mút đá đã có từ cuối kỷ Than Đá (khoảng 360 đến 300 triệu năm trước) đã được tìm thấy, trong đó có một loài trông rất giống cá mút đá hiện đại.
Ở nhiều quốc gia, cá mút đá được đánh bắt và sử dụng như một loại thủy sản có giá trị.
Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.