Với diện tích gần 69.000 ha, trải dài 6 huyện Đầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời, U Minh, Ngọc Hiển và Năm Căn của tỉnh Cà Mau, rừng ngập mặn Cà Mau là khu rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam.Rộng gần bằng đảo quốc Singapore, rừng ngập mặn Cà Mau chính khu là rừng ngập mặn lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau rừng ngập mặn ở khu vực Amazon của Nam Mỹ.Nơi đây sở hữu một hệ sinh thái rất độc đáo và đa dạng, với thảm thực vật phong phú bao gồm nhiều loại cây: đước, mắm, vẹt, bần, dá, su, cóc, dà, chà là, nhiều loại dương xỉ và dây leo…Trong đó, đước là loài cây chiếm đại đa số, tạo nên cảnh quan đặc trưng với những bộ rễ đan xen, nhô hẳn lên trên mặt nước. Điều này khiến rừng ngập mặn Cà Mau còn được gọi là rừng đước Cà Mau.Cây đước tạo thành một phần của hệ sinh thái đất ngập mặn, có vai trò quan trọng trong sự phát triển và đa dạng hóa của động vật thân mềm. Đây là cơ sở cho sự tồn tại của nhiều loài động vật cấp cao hơn như rùa, rắn, trăn, cua, các loại cá nước lợ, ba khía, sóc v..v.Vào năm 2003, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau được thành lập trên cơ sở là phần lớn diện tích rừng ngập mặn Cà Mau. Đến năm 2009, UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, gồm toàn bộ diện tích rừng ngập mặn này.Không chỉ có vai trò bảo tồn đa dạng sinh học, rừng ngập mặn Cà Mau còn là khu rừng phòng hộ ven biển có tầm quan trọng đặc biệt, được ví như lá chắn ngăn chặn xâm thực, xói lở ở dải bờ biển cực Nam tổ quốc.Một mặt chống xâm thực, mặt khác rừng ngập mặn còn giúp bồi biển, gia tăng diện tích lãnh thổ cho nước ta. Cụ thể, phía Tây Mũi Cà Mau có một bãi bồi rộng lớn với diện tích 6.500 ha, hàng năm nhờ phù sa bổi đắp lấn biển từ 50-80 mét.Ngoài ra, rừng ngập mặn Cà Mau có đóng vai trò điều hòa khí hậu, cân bằng xinh thái, bảo vệ môi trường, được ví như một lá phổi xanh không chỉ của riêng Việt Nam mà còn mang tầm vóc quốc tế.Đối với du khách phương xa, rừng đước Cà Mau là một điểm đến độc đáo không thể bỏ qua khi ghé thăm mảnh đất cực Nam của Tổ quốc.Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.
Với diện tích gần 69.000 ha, trải dài 6 huyện Đầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời, U Minh, Ngọc Hiển và Năm Căn của tỉnh Cà Mau, rừng ngập mặn Cà Mau là khu rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam.
Rộng gần bằng đảo quốc Singapore, rừng ngập mặn Cà Mau chính khu là rừng ngập mặn lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau rừng ngập mặn ở khu vực Amazon của Nam Mỹ.
Nơi đây sở hữu một hệ sinh thái rất độc đáo và đa dạng, với thảm thực vật phong phú bao gồm nhiều loại cây: đước, mắm, vẹt, bần, dá, su, cóc, dà, chà là, nhiều loại dương xỉ và dây leo…
Trong đó, đước là loài cây chiếm đại đa số, tạo nên cảnh quan đặc trưng với những bộ rễ đan xen, nhô hẳn lên trên mặt nước. Điều này khiến rừng ngập mặn Cà Mau còn được gọi là rừng đước Cà Mau.
Cây đước tạo thành một phần của hệ sinh thái đất ngập mặn, có vai trò quan trọng trong sự phát triển và đa dạng hóa của động vật thân mềm. Đây là cơ sở cho sự tồn tại của nhiều loài động vật cấp cao hơn như rùa, rắn, trăn, cua, các loại cá nước lợ, ba khía, sóc v..v.
Vào năm 2003, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau được thành lập trên cơ sở là phần lớn diện tích rừng ngập mặn Cà Mau. Đến năm 2009, UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, gồm toàn bộ diện tích rừng ngập mặn này.
Không chỉ có vai trò bảo tồn đa dạng sinh học, rừng ngập mặn Cà Mau còn là khu rừng phòng hộ ven biển có tầm quan trọng đặc biệt, được ví như lá chắn ngăn chặn xâm thực, xói lở ở dải bờ biển cực Nam tổ quốc.
Một mặt chống xâm thực, mặt khác rừng ngập mặn còn giúp bồi biển, gia tăng diện tích lãnh thổ cho nước ta. Cụ thể, phía Tây Mũi Cà Mau có một bãi bồi rộng lớn với diện tích 6.500 ha, hàng năm nhờ phù sa bổi đắp lấn biển từ 50-80 mét.
Ngoài ra, rừng ngập mặn Cà Mau có đóng vai trò điều hòa khí hậu, cân bằng xinh thái, bảo vệ môi trường, được ví như một lá phổi xanh không chỉ của riêng Việt Nam mà còn mang tầm vóc quốc tế.
Đối với du khách phương xa, rừng đước Cà Mau là một điểm đến độc đáo không thể bỏ qua khi ghé thăm mảnh đất cực Nam của Tổ quốc.
Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.