Vì muốn đo đạc các khu vực cỏ biển tại quần đảo Bahamas nên các nhà khoa học đã gắn camera vào vây lưng của một vài con cá mập hổ, từ đó đã có được các cảnh quay dài nhiều giờ đồng hồ dưới đáy biển.Với những đoạn tư liệu thu thập được nhờ "nhà nghiên cứu biển" cá mập hổ, các nhà khoa học cho rằng họ đã tìm thấy khu vực cỏ biển lớn nhất thế giới, rộng tới khoảng 92.000km2, nằm dưới đáy biển vùng Cairibbean.Phát hiện này đã mở rộng thêm 40% diện tích cỏ biển từng được biết tới trước đây, đã được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Communications hôm 1/11.Khu vực mọc cỏ biển vẫn luôn ít được giới khoa học chú ý. Diện tích cỏ biển toàn cầu chỉ khoảng 160.000 km2 đến 1,6 triệu km2.Xác định và đánh dấu khu vực cỏ biển là một việc không dễ: Những vùng nước sâu hoặc nước đục gây nhiều khó khăn cho việc theo dõi từ máy bay hoặc vệ tinh, trong khi những vùng cỏ biển nhỏ thì có thể mọc thưa hoặc mọc xen với các loài cây biển khác, khiến việc xác định cỏ biển trở nên vô cùng khó khăn.Vì vậy, các nhà nghiên cứu sẽ cần những bằng chứng cụ thể về những nơi có sự hiện diện của cỏ biển, do ai đó hoặc phương tiện nào đó đã tới và kiểm chứng tại khu vực. Tuy nhiên, thuê thợ lặn chụp ảnh một khu vực rộng lớn ở thềm đại dương là một công việc vô cùng tốn kém, nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.Cá mập hổ thì lại là một câu chuyện khác. Chúng di chuyển nhanh, sâu, rộng, và hơn hết, chúng dành nhiều thời gian sinh sống ở khu vực có cỏ biển. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, các nhà nghiên cứu đã gắn camera với thiết bị định vị vệ tinh và sóng radio vào vây của 7 con cá mập hổ.Cá mập hổ hay cá mập báo, cá mập hoa, cá nhám hổ tên khoa học Galeocerdo cuvier, là loài cá mập duy nhất thuộc chi Cá mập chồn (Galeocerdo), họ Cá mập mắt trắng (Carcharhinidae).Cá mập báo lớn có kích thước trung bình 3,25 m và cân nặng từ 385 đến 909 kg. Loài cá này sống ở nhiều khu vực đại dương nhiệt đới và ôn đới khắp thế giới, đặc biệt là xung quanh các hòn đảo trung Thái Bình Dương.Loài cá này chuyên săn mồi vào ban đêm. Chúng có sọc vằn như hổ báo và sẽ phai đi khi chúng trưởng thành.Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng khi có một cơn bão xảy ra, những loài cá mập khác thường tìm cách trốn nhưng cá mập hổ thì chẳng mảy may nhúc nhích.PGS. Richard Unsworth tại Đại học Swansea cho biết sử dụng động vật biển theo cách trên giống như "mở một cánh cửa sổ đến thế giới biển" và có thể trả lời các câu hỏi về khủng hoảng khí hậu và đa dạng sinh học. Dù không tham gia và nghiên cứu vị trí của cỏ biển, Richard Unsworth đánh giá cao công việc này: "Nếu chúng ta không biết cỏ biển ở đâu thì chúng ta cũng chẳng thể bảo vệ được nó".>>>Xem thêm video: Cá mập xuất hiện tại vùng nước ngọt ở An Giang (Nguồn: THDT)
Vì muốn đo đạc các khu vực cỏ biển tại quần đảo Bahamas nên các nhà khoa học đã gắn camera vào vây lưng của một vài con cá mập hổ, từ đó đã có được các cảnh quay dài nhiều giờ đồng hồ dưới đáy biển.
Với những đoạn tư liệu thu thập được nhờ "nhà nghiên cứu biển" cá mập hổ, các nhà khoa học cho rằng họ đã tìm thấy khu vực cỏ biển lớn nhất thế giới, rộng tới khoảng 92.000km2, nằm dưới đáy biển vùng Cairibbean.
Phát hiện này đã mở rộng thêm 40% diện tích cỏ biển từng được biết tới trước đây, đã được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Communications hôm 1/11.
Khu vực mọc cỏ biển vẫn luôn ít được giới khoa học chú ý. Diện tích cỏ biển toàn cầu chỉ khoảng 160.000 km2 đến 1,6 triệu km2.
Xác định và đánh dấu khu vực cỏ biển là một việc không dễ: Những vùng nước sâu hoặc nước đục gây nhiều khó khăn cho việc theo dõi từ máy bay hoặc vệ tinh, trong khi những vùng cỏ biển nhỏ thì có thể mọc thưa hoặc mọc xen với các loài cây biển khác, khiến việc xác định cỏ biển trở nên vô cùng khó khăn.
Vì vậy, các nhà nghiên cứu sẽ cần những bằng chứng cụ thể về những nơi có sự hiện diện của cỏ biển, do ai đó hoặc phương tiện nào đó đã tới và kiểm chứng tại khu vực. Tuy nhiên, thuê thợ lặn chụp ảnh một khu vực rộng lớn ở thềm đại dương là một công việc vô cùng tốn kém, nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.
Cá mập hổ thì lại là một câu chuyện khác. Chúng di chuyển nhanh, sâu, rộng, và hơn hết, chúng dành nhiều thời gian sinh sống ở khu vực có cỏ biển. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, các nhà nghiên cứu đã gắn camera với thiết bị định vị vệ tinh và sóng radio vào vây của 7 con cá mập hổ.
Cá mập hổ hay cá mập báo, cá mập hoa, cá nhám hổ tên khoa học Galeocerdo cuvier, là loài cá mập duy nhất thuộc chi Cá mập chồn (Galeocerdo), họ Cá mập mắt trắng (Carcharhinidae).
Cá mập báo lớn có kích thước trung bình 3,25 m và cân nặng từ 385 đến 909 kg. Loài cá này sống ở nhiều khu vực đại dương nhiệt đới và ôn đới khắp thế giới, đặc biệt là xung quanh các hòn đảo trung Thái Bình Dương.
Loài cá này chuyên săn mồi vào ban đêm. Chúng có sọc vằn như hổ báo và sẽ phai đi khi chúng trưởng thành.
Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng khi có một cơn bão xảy ra, những loài cá mập khác thường tìm cách trốn nhưng cá mập hổ thì chẳng mảy may nhúc nhích.
PGS. Richard Unsworth tại Đại học Swansea cho biết sử dụng động vật biển theo cách trên giống như "mở một cánh cửa sổ đến thế giới biển" và có thể trả lời các câu hỏi về khủng hoảng khí hậu và đa dạng sinh học. Dù không tham gia và nghiên cứu vị trí của cỏ biển, Richard Unsworth đánh giá cao công việc này: "Nếu chúng ta không biết cỏ biển ở đâu thì chúng ta cũng chẳng thể bảo vệ được nó".
>>>Xem thêm video: Cá mập xuất hiện tại vùng nước ngọt ở An Giang (Nguồn: THDT)