Khi đón sinh nhật tuổi 190, rùa Jonathan trở thành động vật trên cạn sống lâu nhất thế giới. Nó sống trên đảo Saint Helena ở Nam Đại Tây Dương từ năm 1882. Khi ấy, con rùa nổi tiếng thế giới này là món quà dành cho William Grey-Wilson - người sau này trở thành Thống đốc của đảo Saint Helena.Vào thời điểm đó, rùa Jonathan được các chuyên gia xác định 50 tuổi. Kể từ đó đến nay, đảo Saint Helena trở thành ngôi nhà duy nhất của nó. Vì vậy, Jonathan được xem như một biểu tượng của đảo.Đặc biệt, hình ảnh của con rùa Jonathan xuất hiện ở mặt sau đồng 5 xu của đảo Saint Helena.Ở tuổi 190, rùa Jonathan có chiều dài cơ thể là 122 cm. Kích thước này được nó giữ nguyên kể khi được đưa tới đảo đảo Saint Helena.Rùa Jonathan thuộc loài rùa khổng lồ Seychelles. Loài rùa này trưởng thành đầy đủ khi 50 tuổi.Theo các chuyên gia, rùa Jonathan sống thọ hơn nhiều so với tuổi thọ trung bình của loài rùa khổng lồ Seychelles là 150 tuổi.Với việc đón sinh nhật lần thứ 190, rùa Jonathan lập kỷ lục ấn tượng là sống qua 2 cuộc chiến tranh thế giới 1 và 2. Nó cũng sống qua 39 nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ.Rùa Jonathan ở chung với 3 con rùa khác gồm: rùa cái Emma 54 tuổi, rùa đực David 54 tuổi và rùa cái Fredrika 31 tuổi. Rùa Emma và David tới đảo năm 1969 trong khi rùa Frederika được chuyển đến năm 1991.Hiện rùa Jonathan đã bị mù và mất khứu giác nhưng thính giác của nó vô cùng nhạy bén. Theo Kỷ lục Guiness Thế giới, động vật trên cạn sống lâu nhất thế giới này phản ứng tốt với giọng nói của bác sĩ thú y.Các nhà khoa học từng nghiên cứu về rùa Jonathan nhằm xác định những lợi ích sức khỏe có thể thu được từ chế độ ăn và tế bào của nó.Mời độc giả xem video: Đưa rùa khổng lồ trở về Galapagos. Nguồn: THĐT1.
Khi đón sinh nhật tuổi 190, rùa Jonathan trở thành động vật trên cạn sống lâu nhất thế giới. Nó sống trên đảo Saint Helena ở Nam Đại Tây Dương từ năm 1882. Khi ấy, con rùa nổi tiếng thế giới này là món quà dành cho William Grey-Wilson - người sau này trở thành Thống đốc của đảo Saint Helena.
Vào thời điểm đó, rùa Jonathan được các chuyên gia xác định 50 tuổi. Kể từ đó đến nay, đảo Saint Helena trở thành ngôi nhà duy nhất của nó. Vì vậy, Jonathan được xem như một biểu tượng của đảo.
Đặc biệt, hình ảnh của con rùa Jonathan xuất hiện ở mặt sau đồng 5 xu của đảo Saint Helena.
Ở tuổi 190, rùa Jonathan có chiều dài cơ thể là 122 cm. Kích thước này được nó giữ nguyên kể khi được đưa tới đảo đảo Saint Helena.
Rùa Jonathan thuộc loài rùa khổng lồ Seychelles. Loài rùa này trưởng thành đầy đủ khi 50 tuổi.
Theo các chuyên gia, rùa Jonathan sống thọ hơn nhiều so với tuổi thọ trung bình của loài rùa khổng lồ Seychelles là 150 tuổi.
Với việc đón sinh nhật lần thứ 190, rùa Jonathan lập kỷ lục ấn tượng là sống qua 2 cuộc chiến tranh thế giới 1 và 2. Nó cũng sống qua 39 nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ.
Rùa Jonathan ở chung với 3 con rùa khác gồm: rùa cái Emma 54 tuổi, rùa đực David 54 tuổi và rùa cái Fredrika 31 tuổi. Rùa Emma và David tới đảo năm 1969 trong khi rùa Frederika được chuyển đến năm 1991.
Hiện rùa Jonathan đã bị mù và mất khứu giác nhưng thính giác của nó vô cùng nhạy bén. Theo Kỷ lục Guiness Thế giới, động vật trên cạn sống lâu nhất thế giới này phản ứng tốt với giọng nói của bác sĩ thú y.
Các nhà khoa học từng nghiên cứu về rùa Jonathan nhằm xác định những lợi ích sức khỏe có thể thu được từ chế độ ăn và tế bào của nó.
Mời độc giả xem video: Đưa rùa khổng lồ trở về Galapagos. Nguồn: THĐT1.