Mở khóa bằng thẻ từ, đèn pha tự bật khi trời tối, sạc bằng năng lượng mặt trời... là những tính năng nổi bật của chiếc xe đạp do em Mai Quốc Huy, học sinh lớp 9 trường THCS Bàn Cờ, Sài Gòn chế tạo. Phát minh độc đáo của em học sinh này đạt giải nhất cuộc thi Tin học trẻ toàn quốc năm 2018.Xe chạy với tốc độ 25km/h phù hợp với học sinh, pin năng lượng mặt trời sạc cho bình ắc quy gắn phía sau xe. Xe đạp điện tích hợp tính năng chạy lùi và đặc biệt mở khóa bằng cách quẹt thẻ từ vừa tiện lợi lại đảm bảo tính an toàn khi sử dụng.Trong khi các nhà khoa học đang vật lộn tìm giải pháp chống ngập mặn thì 2 em học sinh tại tỉnh Hậu Giang đã sáng chế ra đập ngăn mặn thông minh, mang lại ứng dụng thực tế cao.Đập sử dụng năng lượng mặt trời để vận hành, phân biệt nồng độ mặn với mức nước thích hợp cho sự phát triển của cây trồng, so sánh được sự chênh lệch mực nước bên trong và bên ngoài.Một trong những phát minh của học sinh Việt Nam khiến các nhà khoa học ngạc nhiên là chiếc hộc bàn chống gian lận thi cử này. Chủ nhân của chiếc hộc bàn thông minh trên chính là em Nguyễn Cao Diên Khang (học sinh trường THCS Nguyễn Chí Diểu, TP. Huế, Thừa Thiên Huế).Để tạo ra hộc bàn này, Diên Khang đã chế tạo mạch điện xử lí từ các linh kiện điện tử, tái chế đèn lazer và cảm biến, lắp đặt kính phản chiếu rồi lắp ráp hệ thống vào hộc bàn học sinh. Phát minh này giúp ''tố giác'' những học sinh xả rác bừa bộn đồng thời phát hiện học sinh dùng phao trong giờ kiểm tra, thi cử…Diên Khang chia sẻ, tính mới và tính sáng tạo của đề tài đó là em đã tự nghĩ ra cách lắp đặt mạch điện dựa trên các hiểu biết về điện tử và có tính đến các tác dụng khác nhau của thiết bị.Tương lai không xa con người có thể uống được nước biển khi chiếc máy biến nước mặn thành ngọt ra đời. Phát minh của học sinh Việt Nam Nguyễn Tấn Lợi, lớp 11 tại trường THPT Nguyễn Đình Chiều, Bến Tre cùng thầy giáo có thể thực hiện được điều này.Mỗi lần chiếc máy này có thể chưng cất 6 lít nước khi nắng nóng ở cường độ mạnh, khi thời tiết mát mẻ thì lượng nước ít hơn một chút.Tuy vẫn chưa được hoàn thiện và hệ thống máy còn cồng kềnh, không thể phủ nhận phát minh này sẽ là một trong những đột phá trong tương lai.Bắt nguồn từ sự cảm thông đối với những người khuyết tật trên mảnh đất Quảng Trị, một học sinh của Trường THPT thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị đã nghiên cứu và thành công với đề tài ''Cánh tay robot dành cho người khuyết tật''.Cánh tay có trọng lượng khoảng 0,9kg, được điều khiển bởi các vi mạch dưới lòng bàn tay, có thể thao tác nhịp nhàng và thậm chí cầm nắm những đồ vật nặng.
Mở khóa bằng thẻ từ, đèn pha tự bật khi trời tối, sạc bằng năng lượng mặt trời... là những tính năng nổi bật của chiếc xe đạp do em Mai Quốc Huy, học sinh lớp 9 trường THCS Bàn Cờ, Sài Gòn chế tạo. Phát minh độc đáo của em học sinh này đạt giải nhất cuộc thi Tin học trẻ toàn quốc năm 2018.
Xe chạy với tốc độ 25km/h phù hợp với học sinh, pin năng lượng mặt trời sạc cho bình ắc quy gắn phía sau xe. Xe đạp điện tích hợp tính năng chạy lùi và đặc biệt mở khóa bằng cách quẹt thẻ từ vừa tiện lợi lại đảm bảo tính an toàn khi sử dụng.
Trong khi các nhà khoa học đang vật lộn tìm giải pháp chống ngập mặn thì 2 em học sinh tại tỉnh Hậu Giang đã sáng chế ra đập ngăn mặn thông minh, mang lại ứng dụng thực tế cao.
Đập sử dụng năng lượng mặt trời để vận hành, phân biệt nồng độ mặn với mức nước thích hợp cho sự phát triển của cây trồng, so sánh được sự chênh lệch mực nước bên trong và bên ngoài.
Một trong những phát minh của học sinh Việt Nam khiến các nhà khoa học ngạc nhiên là chiếc hộc bàn chống gian lận thi cử này. Chủ nhân của chiếc hộc bàn thông minh trên chính là em Nguyễn Cao Diên Khang (học sinh trường THCS Nguyễn Chí Diểu, TP. Huế, Thừa Thiên Huế).
Để tạo ra hộc bàn này, Diên Khang đã chế tạo mạch điện xử lí từ các linh kiện điện tử, tái chế đèn lazer và cảm biến, lắp đặt kính phản chiếu rồi lắp ráp hệ thống vào hộc bàn học sinh. Phát minh này giúp ''tố giác'' những học sinh xả rác bừa bộn đồng thời phát hiện học sinh dùng phao trong giờ kiểm tra, thi cử…
Diên Khang chia sẻ, tính mới và tính sáng tạo của đề tài đó là em đã tự nghĩ ra cách lắp đặt mạch điện dựa trên các hiểu biết về điện tử và có tính đến các tác dụng khác nhau của thiết bị.
Tương lai không xa con người có thể uống được nước biển khi chiếc máy biến nước mặn thành ngọt ra đời. Phát minh của học sinh Việt Nam Nguyễn Tấn Lợi, lớp 11 tại trường THPT Nguyễn Đình Chiều, Bến Tre cùng thầy giáo có thể thực hiện được điều này.
Mỗi lần chiếc máy này có thể chưng cất 6 lít nước khi nắng nóng ở cường độ mạnh, khi thời tiết mát mẻ thì lượng nước ít hơn một chút.
Tuy vẫn chưa được hoàn thiện và hệ thống máy còn cồng kềnh, không thể phủ nhận phát minh này sẽ là một trong những đột phá trong tương lai.
Bắt nguồn từ sự cảm thông đối với những người khuyết tật trên mảnh đất Quảng Trị, một học sinh của Trường THPT thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị đã nghiên cứu và thành công với đề tài ''Cánh tay robot dành cho người khuyết tật''.
Cánh tay có trọng lượng khoảng 0,9kg, được điều khiển bởi các vi mạch dưới lòng bàn tay, có thể thao tác nhịp nhàng và thậm chí cầm nắm những đồ vật nặng.