Rắn hổ mang nước giả (Hydrodynastes gigas) dài 3 mét, là loài rắn bản địa ở rừng mưa Nam Mỹ. Loài rắn sống bán thủy sinh này có thể bành cổ ra để trông dữ dằn hơn, giống như rắn hổ mang bành.Rắn dây nâu đầu tù (Imantodes cenchoa) dài 1,3 mét, phân bố trong các khu rừng mưa nhiệt đới châu Mỹ. Đôi mắt lớn của loài rắn thon gọn này giúp chúng bắt được thằn lằn trong bóng tối.Rắn cà phê lưng đỏ (Ninia sebae) dài 40 cm, phân bố ở Trung Mỹ. Loài rắn vô hại này có khả năng phình to cổ như một hình thức đe dọa.Rắn dây xanh (Oxybelis fulgidus) dài 2 mét, sống trên cây trong những khu rừng mưa Trung và Nam Mỹ. Loài rắn mảnh khảnh này giữ con mồi trên không cho đến khi nọc độc làm nạn nhân bất động.Rắn nước khoang cổ (Natrix natrix) dài 1,2 mét, phân bố rộng rãi khắp châu Âu. Loài rắn này ưa thích môi trường nước và thường săn các loài lưỡng cư. Chúng thường giả chết khi bị đe dọa.Rắn sọc hoa Ấn Độ (Coelognathus helena) dài 1,4 mét, là loài rắn bản địa của Ấn Độ. Loài này săn các loài thú nhỏ, thường vào ban đêm. Chúng có thể bành cổ và vươn cao để dọa kẻ thù.Rắn vảy trơn (Coronella austriaca) dài 60 cm, phân bố ở châu Âu. Loài rắn kín đáo này sống trên các bãi hoang, giết con mồi bằng cách siết chặt. Trứng nở bên trong cơ thể rắn cái.Rắn cỏ xanh ráp (Opheodrys aestivus) dài 1,6 mét, sống ở các khu rừng Đông Bắc Mỹ. Loài rắn sống trên cây này hoạt động vào ban ngày và chuyên săn bắt côn trùng.Rắn lai đuôi đỏ (Gonyosoma oxycephalum) dài 2,4 mét, phân bố ở các khu rừng nhiệt đới Đông Nam Á. Di chuyển nhanh, loài rắn này thường săn chim và thú trên cây.Rắn roi Balkan (Hierophis gemonensis) dài 1 mét, phân bố giới hạn trong bán đảo Balkan. Loài rắn này ưa thích nơi khô hạn nhiều bụi rậm và các lùm cây ô liu. Chúng kiếm ăn ban ngày, săn mồi là thằn lằn.Rắn roi Dahl (Platyceps najadum) dài 1,4 mét, phân bố từ khu vực Bắc Địa Trung Hải đến Trung Á. Chúng sống trong các sinh cảnh khô hạn, nhiều đá, thường bắt thằn lằn nhỏ và châu chấu vào ban ngày.Rắn mũi lợn miền Tây (Heterodon nasicus) dài 80 cm, có nguồn gốc từ các thảo nguyên Bắc Mỹ. Chúng sử dụng những chiếc răng to, chuyên hóa để đâm thủng phổi cóc cho dễ nuốt.Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.
Rắn hổ mang nước giả (Hydrodynastes gigas) dài 3 mét, là loài rắn bản địa ở rừng mưa Nam Mỹ. Loài rắn sống bán thủy sinh này có thể bành cổ ra để trông dữ dằn hơn, giống như rắn hổ mang bành.
Rắn dây nâu đầu tù (Imantodes cenchoa) dài 1,3 mét, phân bố trong các khu rừng mưa nhiệt đới châu Mỹ. Đôi mắt lớn của loài rắn thon gọn này giúp chúng bắt được thằn lằn trong bóng tối.
Rắn cà phê lưng đỏ (Ninia sebae) dài 40 cm, phân bố ở Trung Mỹ. Loài rắn vô hại này có khả năng phình to cổ như một hình thức đe dọa.
Rắn dây xanh (Oxybelis fulgidus) dài 2 mét, sống trên cây trong những khu rừng mưa Trung và Nam Mỹ. Loài rắn mảnh khảnh này giữ con mồi trên không cho đến khi nọc độc làm nạn nhân bất động.
Rắn nước khoang cổ (Natrix natrix) dài 1,2 mét, phân bố rộng rãi khắp châu Âu. Loài rắn này ưa thích môi trường nước và thường săn các loài lưỡng cư. Chúng thường giả chết khi bị đe dọa.
Rắn sọc hoa Ấn Độ (Coelognathus helena) dài 1,4 mét, là loài rắn bản địa của Ấn Độ. Loài này săn các loài thú nhỏ, thường vào ban đêm. Chúng có thể bành cổ và vươn cao để dọa kẻ thù.
Rắn vảy trơn (Coronella austriaca) dài 60 cm, phân bố ở châu Âu. Loài rắn kín đáo này sống trên các bãi hoang, giết con mồi bằng cách siết chặt. Trứng nở bên trong cơ thể rắn cái.
Rắn cỏ xanh ráp (Opheodrys aestivus) dài 1,6 mét, sống ở các khu rừng Đông Bắc Mỹ. Loài rắn sống trên cây này hoạt động vào ban ngày và chuyên săn bắt côn trùng.
Rắn lai đuôi đỏ (Gonyosoma oxycephalum) dài 2,4 mét, phân bố ở các khu rừng nhiệt đới Đông Nam Á. Di chuyển nhanh, loài rắn này thường săn chim và thú trên cây.
Rắn roi Balkan (Hierophis gemonensis) dài 1 mét, phân bố giới hạn trong bán đảo Balkan. Loài rắn này ưa thích nơi khô hạn nhiều bụi rậm và các lùm cây ô liu. Chúng kiếm ăn ban ngày, săn mồi là thằn lằn.
Rắn roi Dahl (Platyceps najadum) dài 1,4 mét, phân bố từ khu vực Bắc Địa Trung Hải đến Trung Á. Chúng sống trong các sinh cảnh khô hạn, nhiều đá, thường bắt thằn lằn nhỏ và châu chấu vào ban ngày.
Rắn mũi lợn miền Tây (Heterodon nasicus) dài 80 cm, có nguồn gốc từ các thảo nguyên Bắc Mỹ. Chúng sử dụng những chiếc răng to, chuyên hóa để đâm thủng phổi cóc cho dễ nuốt.
Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.