Vào sáng ngày 29/10, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh), ông Lê Thanh Hải cho biết, đơn vị này đã phối hợp với Vườn quốc gia Vũ Quang tiếp nhận một cá thể động vật quý hiếm là trăn đất do người dân tự nguyện giao nộp để thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: SGGP.Cá thể trăn đất trên được bà Trần Thị Thu Thủy sống ở thôn Yên Nghĩa, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, bắt được trong lúc đi làm đồng. Con vật nặng 6 kg và dài khoảng 2,5m. Ảnh: SGGP.Sau khi biết đây là động vật nguy cấp, quý, hiếm nên bà Thủy đã trình báo cho Hạt Kiểm lâm huyện Thạch Hà để bàn giao cho cơ quan chức năng chăm sóc rồi tái thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.Trăn đất có tên khoa học là Python molurus, nằm trong danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB, cần được bảo vệ, bảo tồn. Ảnh: Người lao động.Trong số các loài trăn phân bố ở Việt Nam, trăn đất là loài lớn nhất. Khi trưởng thành, chúng có chiều dài trung bình từ 4 - 6m và nặng hàng chục kg. Một số cá thể có thể đạt chiều dài cơ thể khoảng 8m và nặng hơn 100 kg. Ảnh: Người lao động.Đặc điểm nổi bật của trăn đất là đầu dài, nhỏ và có màu nâu xám. Mặt trên đầu của chúng có hoa văn hình mũi mác di từ cổ, mũi nhọn hướng về phía đầu mõm. Ảnh: studbooks.Trăn đất thích ăn các loài gặm nhấm, hươu nai, chim, ếch nhái và bò sát. Ảnh: India.mongabay.com.Tại khu vực đồng bằng Nam Bộ, trăn đất thường sống ở những đầm lầy, rừng tràm, rừng sú vẹt ngập nước... Thỉnh thoảng, một số cá thể bò vào vào những khu vực có vườn cây của người dân. Ảnh: researchgate.Trong khi đó, ở miền Bắc vào mùa Đông, trăn đất thường ở trong hang hốc và chủ yếu đi săn mồi vào ban đêm. Đến mùa Hè, loài trăn này thích ngâm mình trong nước để làm mát cơ thể. Ảnh: Jesse Padgett/animaldiversity.Mời độc giả xem video: Tận mục 8 động vật vô giá của nhân loại, Việt Nam góp mặt 1 loài.
Vào sáng ngày 29/10, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh), ông Lê Thanh Hải cho biết, đơn vị này đã phối hợp với Vườn quốc gia Vũ Quang tiếp nhận một cá thể động vật quý hiếm là trăn đất do người dân tự nguyện giao nộp để thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: SGGP.
Cá thể trăn đất trên được bà Trần Thị Thu Thủy sống ở thôn Yên Nghĩa, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, bắt được trong lúc đi làm đồng. Con vật nặng 6 kg và dài khoảng 2,5m. Ảnh: SGGP.
Sau khi biết đây là động vật nguy cấp, quý, hiếm nên bà Thủy đã trình báo cho Hạt Kiểm lâm huyện Thạch Hà để bàn giao cho cơ quan chức năng chăm sóc rồi tái thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.
Trăn đất có tên khoa học là Python molurus, nằm trong danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB, cần được bảo vệ, bảo tồn. Ảnh: Người lao động.
Trong số các loài trăn phân bố ở Việt Nam, trăn đất là loài lớn nhất. Khi trưởng thành, chúng có chiều dài trung bình từ 4 - 6m và nặng hàng chục kg. Một số cá thể có thể đạt chiều dài cơ thể khoảng 8m và nặng hơn 100 kg. Ảnh: Người lao động.
Đặc điểm nổi bật của trăn đất là đầu dài, nhỏ và có màu nâu xám. Mặt trên đầu của chúng có hoa văn hình mũi mác di từ cổ, mũi nhọn hướng về phía đầu mõm. Ảnh: studbooks.
Trăn đất thích ăn các loài gặm nhấm, hươu nai, chim, ếch nhái và bò sát. Ảnh: India.mongabay.com.
Tại khu vực đồng bằng Nam Bộ, trăn đất thường sống ở những đầm lầy, rừng tràm, rừng sú vẹt ngập nước... Thỉnh thoảng, một số cá thể bò vào vào những khu vực có vườn cây của người dân. Ảnh: researchgate.
Trong khi đó, ở miền Bắc vào mùa Đông, trăn đất thường ở trong hang hốc và chủ yếu đi săn mồi vào ban đêm. Đến mùa Hè, loài trăn này thích ngâm mình trong nước để làm mát cơ thể. Ảnh: Jesse Padgett/animaldiversity.