Người đàn ông vô tình phát hiện một con mắt khổng lồ có màu xanh đặc biệt ở trong bãi cát dọc bờ biển. Khi ông chạm vào, con mắt có cảm giác nặng và cứng như đá.Ngay cả những người đánh cá lâu năm cũng bất lực không biết đó là mắt của loài vật nào, có người cho rằng con mắt đó là của một con mực ống khổng lồ.Sau khi được một nhà hải dương học xem xét, con mắt khổng lồ này không phải của con mực ống mà của một loài động vật có xương sống, cụ thể là từ một con cá kiếm đại dương.Loại cá này có mắt rất lớn bởi vì chúng có trọng lượng lên tới gần 500kg. Tuy nhiên vì sao con mắt khổng lồ đó lại trôi dạt trên bờ biển thì vẫn chưa thể xác định.Cá kiếm hoặc cá mũi kiếm, đôi khi còn gọi là cá đao (danh pháp khoa học: Xiphias gladius) là một loài cá ăn thịt loại lớn, có tập tính di cư với phần mỏ dài và phẳng, ngược lại với mỏ tròn và trơn nhẵn của các loài cá maclin.Cá kiếm có thân hình thuôn dài và tròn, khi trưởng thành mất hết toàn bộ răng và vảy. Kích thước tối đa là 4,3 m (14 ft) và 536 kg (1.182 pao). Tên gọi khoa học của cá kiếm (gladius – nghĩa là đấu sĩ) do nó có mỏ nhọn, trông tựa như một thanh kiếm.Chúng sử dụng chiếc mỏ này như một loại vũ khí dùng để xiên con mồi cũng như để bảo vệ cá kiếm khỏi một số ít các kẻ thù tự nhiên. Lưỡi kiếm như răng cưa là khúc xương hàm mở rộng, đầu nhọn, lưỡi ngửa dẹt như mỏ chim rất sắc bén.Cá kiếm không hề có răng, chúng săn mồi hoàn toàn bằng lưỡi kiếm của mình. Chúng bơi vào 1 đàn cá, lùa kiếm sang hai bên, lũ cá có thể bị đâm và bị thương, khi đó cá kiếm chậm lại và thong thả ăn con mồi.Cá mập mako vây ngắn là một trong số ít các sinh vật của đại dương đủ to lớn và nhanh nhẹn để có thể săn đuổi và giết chết một con cá kiếm trưởng thành.Trong khi cá kiếm là loài động vật máu lạnh thì chúng lại có các cơ quan đặc biệt bên cạnh mắt của chúng để làm ấm mắt và não. Người ta đã đo được nhiệt độ cao hơn khoảng 10-15 C° so với nhiệt độ của nước bao quanh.Việc sưởi ấm mắt sẽ làm tăng đáng kể thị lực và như thế làm tăng khả năng bắt mồi của chúng. Trong tổng số trên 29.000 loài cá xương, chỉ có khoảng 22 loài có khả năng làm ấm các bộ phận có chọn lọc của cơ thể như vậy.Tuy nhiên, do việc đánh bắt cá quá mức nên người ta ước tính số lượng cá kiếm ở Bắc Đại Tây Dương đã giảm xuống dưới 50% so với số lượng của khoảng 20 năm về trước.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Người đàn ông vô tình phát hiện một con mắt khổng lồ có màu xanh đặc biệt ở trong bãi cát dọc bờ biển. Khi ông chạm vào, con mắt có cảm giác nặng và cứng như đá.
Ngay cả những người đánh cá lâu năm cũng bất lực không biết đó là mắt của loài vật nào, có người cho rằng con mắt đó là của một con mực ống khổng lồ.
Sau khi được một nhà hải dương học xem xét, con mắt khổng lồ này không phải của con mực ống mà của một loài động vật có xương sống, cụ thể là từ một con cá kiếm đại dương.
Loại cá này có mắt rất lớn bởi vì chúng có trọng lượng lên tới gần 500kg. Tuy nhiên vì sao con mắt khổng lồ đó lại trôi dạt trên bờ biển thì vẫn chưa thể xác định.
Cá kiếm hoặc cá mũi kiếm, đôi khi còn gọi là cá đao (danh pháp khoa học: Xiphias gladius) là một loài cá ăn thịt loại lớn, có tập tính di cư với phần mỏ dài và phẳng, ngược lại với mỏ tròn và trơn nhẵn của các loài cá maclin.
Cá kiếm có thân hình thuôn dài và tròn, khi trưởng thành mất hết toàn bộ răng và vảy. Kích thước tối đa là 4,3 m (14 ft) và 536 kg (1.182 pao). Tên gọi khoa học của cá kiếm (gladius – nghĩa là đấu sĩ) do nó có mỏ nhọn, trông tựa như một thanh kiếm.
Chúng sử dụng chiếc mỏ này như một loại vũ khí dùng để xiên con mồi cũng như để bảo vệ cá kiếm khỏi một số ít các kẻ thù tự nhiên. Lưỡi kiếm như răng cưa là khúc xương hàm mở rộng, đầu nhọn, lưỡi ngửa dẹt như mỏ chim rất sắc bén.
Cá kiếm không hề có răng, chúng săn mồi hoàn toàn bằng lưỡi kiếm của mình. Chúng bơi vào 1 đàn cá, lùa kiếm sang hai bên, lũ cá có thể bị đâm và bị thương, khi đó cá kiếm chậm lại và thong thả ăn con mồi.
Cá mập mako vây ngắn là một trong số ít các sinh vật của đại dương đủ to lớn và nhanh nhẹn để có thể săn đuổi và giết chết một con cá kiếm trưởng thành.
Trong khi cá kiếm là loài động vật máu lạnh thì chúng lại có các cơ quan đặc biệt bên cạnh mắt của chúng để làm ấm mắt và não. Người ta đã đo được nhiệt độ cao hơn khoảng 10-15 C° so với nhiệt độ của nước bao quanh.
Việc sưởi ấm mắt sẽ làm tăng đáng kể thị lực và như thế làm tăng khả năng bắt mồi của chúng. Trong tổng số trên 29.000 loài cá xương, chỉ có khoảng 22 loài có khả năng làm ấm các bộ phận có chọn lọc của cơ thể như vậy.
Tuy nhiên, do việc đánh bắt cá quá mức nên người ta ước tính số lượng cá kiếm ở Bắc Đại Tây Dương đã giảm xuống dưới 50% so với số lượng của khoảng 20 năm về trước.