Khi đang đi câu ở một con sông thuộc Vườn quốc gia Kakadu nằm ở lãnh thổ Bắc Úc, một nhóm người đã vô tình kéo lên một sinh vật vô cùng kỳ dị.Mặc dù sinh vật này chỉ dài 15 cm nhưng cũng đủ khiến ai nhìn thấy nó cũng phải giật mình. Nó sở hữu khuôn mặt đáng sợ, không có mắt, toàn thân màu nâu pha tím, đuôi như đuôi rồng và hàm răng thì vô cùng sắc nhọn.“Con cá có màu nâu tím. Cái đầu của nó cũng dị, nhưng quái hơn cả là thân của nó chẳng cục cựa gì, giống như đang ngủ vậy.”, người tìm thấy con cá cho biết.Bức hình về con cá bí ẩn sau đó được đưa đến cho Michael Hammer – một người quản lý mục cá tại Bảo tàng nghệ thuật vùng Bắc Territory để xác định danh tính, và may mắn là chúng ta đã có kết quả.Thì ra sinh vật có ngoại hình như tới từ hành tinh khác này chính là một con cá Worm Goby (tên khoa học là Taenioides cirratus) thường được tìm thấy ở vùng duyên hải Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương.Đây cũng là một trong những sinh vật mà loài người ít biết đến. Những gì chúng ta nắm được về chủng sinh vật này là chúng ăn các loài giáp xác và cá nhỏ hơn.Do sống trong môi trường thiếu ánh sáng nên mắt của cá Worm Goby rất nhỏ hay thậm chí tiêu biến. Hàm răng của chúng sắc nhọn chĩa ra ngoài vì loài cá này không muốn để mất con mồi khi mà chúng không thể nhìn thấy nạn nhân.Chiều dài tối đa của cá Worm Goby là 30cm. Dù sống dưới đáy bùn nhưng khi bị bắt lên cạn thì chúng vẫn có thể sống sót trong một thời gian dài nhờ lấy không khí qua một bộ phận hô hấp nằm trong mang.Các thông tin như khả năng sinh sản, môi trường sống và một số tập tính bên lề thì có rất ít thông tin. Dù có vẻ ngoài khá đáng sợ, nhưng cá Worm Goby không gây nguy hiểm cho con người.Răng của cá Worm Goby rất nhỏ, lại giòn và dễ gãy nên trong trường hợp bị cắn thì cũng không có gì đáng ngại.Ở Việt Nam cũng có một loài cá nằm trong họ Taenioides có tên là cá rễ cau hay còn gọi là cá rễ búa (tên khoa học là Taenioides gracilis) nhưng có chiều dài hơn 10 cm.Chúng thường được tìm thấy ở các vùng sông, rạch thuộc các tỉnh miền Tây Nam Bộ trên hệ thống sông Cửu Long.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Khi đang đi câu ở một con sông thuộc Vườn quốc gia Kakadu nằm ở lãnh thổ Bắc Úc, một nhóm người đã vô tình kéo lên một sinh vật vô cùng kỳ dị.
Mặc dù sinh vật này chỉ dài 15 cm nhưng cũng đủ khiến ai nhìn thấy nó cũng phải giật mình. Nó sở hữu khuôn mặt đáng sợ, không có mắt, toàn thân màu nâu pha tím, đuôi như đuôi rồng và hàm răng thì vô cùng sắc nhọn.
“Con cá có màu nâu tím. Cái đầu của nó cũng dị, nhưng quái hơn cả là thân của nó chẳng cục cựa gì, giống như đang ngủ vậy.”, người tìm thấy con cá cho biết.
Bức hình về con cá bí ẩn sau đó được đưa đến cho Michael Hammer – một người quản lý mục cá tại Bảo tàng nghệ thuật vùng Bắc Territory để xác định danh tính, và may mắn là chúng ta đã có kết quả.
Thì ra sinh vật có ngoại hình như tới từ hành tinh khác này chính là một con cá Worm Goby (tên khoa học là Taenioides cirratus) thường được tìm thấy ở vùng duyên hải Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương.
Đây cũng là một trong những sinh vật mà loài người ít biết đến. Những gì chúng ta nắm được về chủng sinh vật này là chúng ăn các loài giáp xác và cá nhỏ hơn.
Do sống trong môi trường thiếu ánh sáng nên mắt của cá Worm Goby rất nhỏ hay thậm chí tiêu biến. Hàm răng của chúng sắc nhọn chĩa ra ngoài vì loài cá này không muốn để mất con mồi khi mà chúng không thể nhìn thấy nạn nhân.
Chiều dài tối đa của cá Worm Goby là 30cm. Dù sống dưới đáy bùn nhưng khi bị bắt lên cạn thì chúng vẫn có thể sống sót trong một thời gian dài nhờ lấy không khí qua một bộ phận hô hấp nằm trong mang.
Các thông tin như khả năng sinh sản, môi trường sống và một số tập tính bên lề thì có rất ít thông tin. Dù có vẻ ngoài khá đáng sợ, nhưng cá Worm Goby không gây nguy hiểm cho con người.
Răng của cá Worm Goby rất nhỏ, lại giòn và dễ gãy nên trong trường hợp bị cắn thì cũng không có gì đáng ngại.
Ở Việt Nam cũng có một loài cá nằm trong họ Taenioides có tên là cá rễ cau hay còn gọi là cá rễ búa (tên khoa học là Taenioides gracilis) nhưng có chiều dài hơn 10 cm.
Chúng thường được tìm thấy ở các vùng sông, rạch thuộc các tỉnh miền Tây Nam Bộ trên hệ thống sông Cửu Long.