Đế chế Akkadian nằm ở khu vực Mesopotamia cổ đại, giờ là vùng Cận Đông. Đế chế này tồn tại hơn 4.000 năm về trước, thống nhất những thành phố độc lập, thống nhất cả những tộc người nói tiếng Akkad và tiếng Sumer lại dưới sự trị vì của vua Sargon sau khi chiến thắng trận đánh Uruk.Theo sách sử, vào thế kỷ 22 trước Công Nguyên, sau khoảng 180 năm tồn tại, đế chế Akkadian sụp đổ. Con người ở đây bắt đầu sống trong thời kỳ tăm tối không có ai cai trị sau khi tộc người man di Gut, gốc Sumer đến từ dãy núi Zagros tấn công xuống vùng đồng bằng.Cũng có giả thuyết cho rằng, không chỉ riêng sự tấn công của người Gut, mà một thảm họa tự nhiên được đặt tên là “Hạn hán 4.200 năm trước” đã khiến người dân Akkad không thể trồng trọt. Thiếu lương thực và nước uống, đế chế đầu tiên của lịch sử nhân loại sụp đổ.Mới đây, các nhà khoa học nghiên cứu sự thay đổi của hóa chất tạo nên những mảng măng đá bên trong hang động Gol-e-Zard, phía sau ngọn núi Damavand đã xác nhận rằng, đế chế Akkadian sụp đổ một phần lớn nguyên nhân vì biến đổi khí hậu.Thời kỳ hoàng kim, đế chế Akkadian trải dài theo hai con sông Tigris và Euphrates. Đây là một vùng đất rộng lớn. Lãnh thổ đế chế Akkadian bao trùm từ miền nam Iraq, xuyên qua cả Syria sang đến Thổ Nhĩ Kỳ.Vùng đất này có sự đa dạng khí hậu rất cao, từ vùng đất phụ thuộc vào mưa ở phía bắc (được mệnh danh là vựa bánh mỳ của châu Á), cho đến vùng đất trù phú nhờ phù sa bồi đắp ở phía nam. Lúc này, Babylon cũng mới chỉ là một thành phố nhỏ thuộc sự cai quản của đế chế Akkadian.Nhờ vào sự trù phú của nó, vùng đất phía nam được chính quyền Akkadian sử dụng để trồng ngũ cốc nuôi sống quân đội và phân phối đến những thành phố khác. Thế rồi hơn 1 thế kỷ sau khi được hình thành, đế chế Akkadian bất ngờ sụp đổ, kéo theo đó là chiến tranh liên miên.Lý do cho sự sụp đổ của đế chế này giờ vẫn đang là chủ đề tranh cãi của các nhà sử học, khảo cổ và các nhà khoa học. Một trong những cách nhìn nhận vấn đề được đông đảo khoa học gia đồng thuận là của nhà khảo cổ học Harvey Weiss của trường đại học Yale, dựa trên ý kiến của Ellsworth Huntington: Người dân Akkadian bị ảnh hưởng bởi một đợt hạn hán nghiêm trọng, khiến toàn bộ miền bắc lãnh thổ đế chế này không có mưa, không thể trồng trọt được.Weiss lý giải rằng ở khu vực phía bắc Syria, dân Akkadian bỏ nhà ra đi khoảng 4.200 năm về trước, dựa vào việc không tìm thấy dấu tích đồ gốm cùng những chứng tích khảo cổ khác ở khu vực này sau khi cơn hạn hán tấn công. Lớp đất màu mỡ bị thay thế bởi cát bụi mà gió thổi tới, một hiện tượng điển hình của hạn hán.Không như nhiều đế chế sụp đổ vì chiến tranh, bệnh dịch, đế chế Akkadian đầu tiên của nhân loại sụp đổ vì chính hiểm họa mà con người hơn 4.000 năm sau vẫn phải đối mặt, đó chính là: Biến đổi khí hậu.Mời quý độc giả xem video: Biến đổi khí hậu, nhiều nước triển khai bảo hiểm thời tiết.
Đế chế Akkadian nằm ở khu vực Mesopotamia cổ đại, giờ là vùng Cận Đông. Đế chế này tồn tại hơn 4.000 năm về trước, thống nhất những thành phố độc lập, thống nhất cả những tộc người nói tiếng Akkad và tiếng Sumer lại dưới sự trị vì của vua Sargon sau khi chiến thắng trận đánh Uruk.
Theo sách sử, vào thế kỷ 22 trước Công Nguyên, sau khoảng 180 năm tồn tại, đế chế Akkadian sụp đổ. Con người ở đây bắt đầu sống trong thời kỳ tăm tối không có ai cai trị sau khi tộc người man di Gut, gốc Sumer đến từ dãy núi Zagros tấn công xuống vùng đồng bằng.
Cũng có giả thuyết cho rằng, không chỉ riêng sự tấn công của người Gut, mà một thảm họa tự nhiên được đặt tên là “Hạn hán 4.200 năm trước” đã khiến người dân Akkad không thể trồng trọt. Thiếu lương thực và nước uống, đế chế đầu tiên của lịch sử nhân loại sụp đổ.
Mới đây, các nhà khoa học nghiên cứu sự thay đổi của hóa chất tạo nên những mảng măng đá bên trong hang động Gol-e-Zard, phía sau ngọn núi Damavand đã xác nhận rằng, đế chế Akkadian sụp đổ một phần lớn nguyên nhân vì biến đổi khí hậu.
Thời kỳ hoàng kim, đế chế Akkadian trải dài theo hai con sông Tigris và Euphrates. Đây là một vùng đất rộng lớn. Lãnh thổ đế chế Akkadian bao trùm từ miền nam Iraq, xuyên qua cả Syria sang đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Vùng đất này có sự đa dạng khí hậu rất cao, từ vùng đất phụ thuộc vào mưa ở phía bắc (được mệnh danh là vựa bánh mỳ của châu Á), cho đến vùng đất trù phú nhờ phù sa bồi đắp ở phía nam. Lúc này, Babylon cũng mới chỉ là một thành phố nhỏ thuộc sự cai quản của đế chế Akkadian.
Nhờ vào sự trù phú của nó, vùng đất phía nam được chính quyền Akkadian sử dụng để trồng ngũ cốc nuôi sống quân đội và phân phối đến những thành phố khác. Thế rồi hơn 1 thế kỷ sau khi được hình thành, đế chế Akkadian bất ngờ sụp đổ, kéo theo đó là chiến tranh liên miên.
Lý do cho sự sụp đổ của đế chế này giờ vẫn đang là chủ đề tranh cãi của các nhà sử học, khảo cổ và các nhà khoa học. Một trong những cách nhìn nhận vấn đề được đông đảo khoa học gia đồng thuận là của nhà khảo cổ học Harvey Weiss của trường đại học Yale, dựa trên ý kiến của Ellsworth Huntington: Người dân Akkadian bị ảnh hưởng bởi một đợt hạn hán nghiêm trọng, khiến toàn bộ miền bắc lãnh thổ đế chế này không có mưa, không thể trồng trọt được.
Weiss lý giải rằng ở khu vực phía bắc Syria, dân Akkadian bỏ nhà ra đi khoảng 4.200 năm về trước, dựa vào việc không tìm thấy dấu tích đồ gốm cùng những chứng tích khảo cổ khác ở khu vực này sau khi cơn hạn hán tấn công. Lớp đất màu mỡ bị thay thế bởi cát bụi mà gió thổi tới, một hiện tượng điển hình của hạn hán.
Không như nhiều đế chế sụp đổ vì chiến tranh, bệnh dịch, đế chế Akkadian đầu tiên của nhân loại sụp đổ vì chính hiểm họa mà con người hơn 4.000 năm sau vẫn phải đối mặt, đó chính là: Biến đổi khí hậu.
Mời quý độc giả xem video: Biến đổi khí hậu, nhiều nước triển khai bảo hiểm thời tiết.