Năm 1981, người đàn ông tên Chu Quế Vũ sống ở thành phố Tương Đàm, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc lên kế hoạch xây nhà mới. Theo đó, ông thuê một nhóm thợ đào móng để xây ngôi nhà. Trong quá trình thi công, họ bất ngờ đào được một hiện vật hình con lợn.Ông Chu và những người thợ vô cùng bất ngờ, kinh ngạc khi nhìn thấy hiện vật hình con lợn được làm từ đồng xanh và chế tác khá tinh xảo. Suy đoán đây có thể là cổ vật nên ông Chu quyết định đặt nó trong nhà để trưng bày. Thông tin này nhanh chóng được lan truyền khắp nơi.Theo đó, nhiều nhà sưu tầm, chuyên gia đồ cổ đã tìm đến nhà của ông Chu để tận mắt chiêm ngưỡng hiện vật hình con lợn để xem đó có thật sự là cổ vật hay không. Sau khi xác định đó thực sự là cổ vật, một số người đã trả giá cao để mua lại hiện vật hình con lợn mà ông Chu tìm thấy lúc đào móng xây nhà.Tuy nhiên, ông Chu không dám bán vì lo sợ đây là hiện vật lịch sử. Nếu bán, ông có thể bị chính quyền truy cứu trách nhiệm. Vài ngày sau, Cục văn vật địa phương biết chuyện nên đã cử chuyên gia đến nhà ông Chu để thẩm định hiện vật này.Qua kiểm tra, giới nghiên cứu nhận định hiện vật nặng 30 kg chế tác hình con lợn đực, phần lưng có nắp, miệng có răng dài đưa ra hai bên, trông rất hung dữ và khá giống hình ảnh loài lợn rừng trong thực tế. Trên thân lợn còn có hoa vân vảy kỳ lân, họa tiết mặt thú.Kết hợp với các ghi chép, sử liệu, họ xác định cổ vật này là bình đựng rượu có từ thời nhà Thương và thường được dùng trong các dịp tế lễ.Theo các chuyên gia, cổ vật hình con lợn bằng đồng xanh có thể chứa 13 lít rượu. Một số ghi chép cho thấy nhà Thương từng có tục thờ lợn rừng - loài vật được cho là có thể xua đuổi tà ma và "kết nối" với các vị thần. Vì vậy, họ tạo ra những hiện vật hình con lợn để làm vật tế lễ.Sau khi được giải thích về nguồn gốc và ý nghĩa của hiện vật hình con lợn, ông Chu đã bàn giao cổ vật cho cơ quan chức năng. Hiện bảo vật này được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hồ Nam.Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hàng loạt vụ mất trộm cổ vật tại đình chùa. Nguồn: THĐT1.
Năm 1981, người đàn ông tên Chu Quế Vũ sống ở thành phố Tương Đàm, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc lên kế hoạch xây nhà mới. Theo đó, ông thuê một nhóm thợ đào móng để xây ngôi nhà. Trong quá trình thi công, họ bất ngờ đào được một hiện vật hình con lợn.
Ông Chu và những người thợ vô cùng bất ngờ, kinh ngạc khi nhìn thấy hiện vật hình con lợn được làm từ đồng xanh và chế tác khá tinh xảo. Suy đoán đây có thể là cổ vật nên ông Chu quyết định đặt nó trong nhà để trưng bày. Thông tin này nhanh chóng được lan truyền khắp nơi.
Theo đó, nhiều nhà sưu tầm, chuyên gia đồ cổ đã tìm đến nhà của ông Chu để tận mắt chiêm ngưỡng hiện vật hình con lợn để xem đó có thật sự là cổ vật hay không. Sau khi xác định đó thực sự là cổ vật, một số người đã trả giá cao để mua lại hiện vật hình con lợn mà ông Chu tìm thấy lúc đào móng xây nhà.
Tuy nhiên, ông Chu không dám bán vì lo sợ đây là hiện vật lịch sử. Nếu bán, ông có thể bị chính quyền truy cứu trách nhiệm. Vài ngày sau, Cục văn vật địa phương biết chuyện nên đã cử chuyên gia đến nhà ông Chu để thẩm định hiện vật này.
Qua kiểm tra, giới nghiên cứu nhận định hiện vật nặng 30 kg chế tác hình con lợn đực, phần lưng có nắp, miệng có răng dài đưa ra hai bên, trông rất hung dữ và khá giống hình ảnh loài lợn rừng trong thực tế. Trên thân lợn còn có hoa vân vảy kỳ lân, họa tiết mặt thú.
Kết hợp với các ghi chép, sử liệu, họ xác định cổ vật này là bình đựng rượu có từ thời nhà Thương và thường được dùng trong các dịp tế lễ.
Theo các chuyên gia, cổ vật hình con lợn bằng đồng xanh có thể chứa 13 lít rượu. Một số ghi chép cho thấy nhà Thương từng có tục thờ lợn rừng - loài vật được cho là có thể xua đuổi tà ma và "kết nối" với các vị thần. Vì vậy, họ tạo ra những hiện vật hình con lợn để làm vật tế lễ.
Sau khi được giải thích về nguồn gốc và ý nghĩa của hiện vật hình con lợn, ông Chu đã bàn giao cổ vật cho cơ quan chức năng. Hiện bảo vật này được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hồ Nam.
Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hàng loạt vụ mất trộm cổ vật tại đình chùa. Nguồn: THĐT1.