Một công ty khai thác kim cương tại Australia có tên India Bore đã bất ngờ phát hiện ra một viên kim cương lồng trong kim cương siêu hiếm ở một mỏ khoáng sản tại phía tây nước Úc.“Viên kim cương được chúng tôi phát hiện ở mỏ Ellendale, vùng Kimberley, bang Tây Australia – nơi nổi tiếng với những viên kim cương màu vàng đẹp mắt vô cùng tinh xảo”, Peter McNally - giám đốc điều hành công ty India Bore Diamond cho biết.Viên kim cương 0.85 carat có thêm một viên nhỏ hơn phía trong. Ước tính viên kim cương này có thể đã hình thành cách đây 1,400 triệu năm, ở độ sâu cách bề mặt trái đất khoảng 200 km.“Lúc đầu chúng tôi nghĩ rằng đó là một viên đá hoặc một cái gì đó nằm bên trong viên kim cương,” ông McNally thừa nhận. “Đây là một trong số cực ít các viên kim cương lồng vào nhau trên thế giới. Chúng được giới sưu tầm tranh nhau săn lùng".Điều khiến viên kim cương kép trở nên đặc biệt hơn nữa đó là nó có khả năng phát ra ánh sáng màu tím tuyệt đẹp dưới tia tử ngoại.Hiện tượng này gọi là lân quang, chỉ xảy ra với dưới 0,01% kim cương tự nhiên trên toàn thế giới. Viên kim cương xanh Hope Diamond nổi tiếng thế giới cũng có khả năng này.Năm 2019, công ty khai mỏ Nga Alrosa tìm thấy một viên kim cương tương tự gồm một viên 0,62 carat bao ngoài một viên 0,02 carat bên trong. Họ gọi đây là viên kim cương Matryoshka - tên loại búp bê lồng trong nhau nổi tiếng của Nga.Kim cương là 1 trong 2 dạng thù hình của carbon, có độ cứng rất cao được xếp thứ 10 trên thang đo Mohs và khả năng khúc xạ cực tốt nên chúng được sử dựng rất nhiều trong các ngành công nghiệp và ngành kim hoàn.Cho tới thời điểm hiện tại chưa có loại đá quý nào có thể vượt mặt kim cương về độ hoàn hảo về tính chất vật lý. Kim cương được xem là nguyên liệu cực kỳ tốt để tạo ra bề mặt nhám và chỉ có những viên kim cương khác, những tinh thể cacbon dạng lổng hay ADNR mới có thể cắt kim cương được.Kim cương được tạo thành từ những khoáng vật có chứa cacbon dưới nhiệt độ và áp suất rất cao. Trong thềm lục địa, ở khoảng cách 150km sâu trong lớp vỏ trái đất với áp suất cực cao khoảng 5 gigapascal và nhiệt độ khoảng 1200 độ C kim cương mới được hình thành.Màu sắc là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của một viên kim cương vì ngay cả những người nghiệp dư cũng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Màu sắc truyền thống của kim cương là màu trắng và không màu.Tuy nhiên, các chuyên gia trong nghề cho biết rất hiềm có các viên kim cương không màu. Màu sắc của kim cương được phân theo cấp độ bảng chữ cái từ D-Z, trong đó D là trắng và Z là vàng nhất.Mời các bạn xem video: Tìm thấy viên kim cương lớn thứ 29 trên thế giới. Nguồn: THĐT.
Một công ty khai thác kim cương tại Australia có tên India Bore đã bất ngờ phát hiện ra một viên kim cương lồng trong kim cương siêu hiếm ở một mỏ khoáng sản tại phía tây nước Úc.
“Viên kim cương được chúng tôi phát hiện ở mỏ Ellendale, vùng Kimberley, bang Tây Australia – nơi nổi tiếng với những viên kim cương màu vàng đẹp mắt vô cùng tinh xảo”, Peter McNally - giám đốc điều hành công ty India Bore Diamond cho biết.
Viên kim cương 0.85 carat có thêm một viên nhỏ hơn phía trong. Ước tính viên kim cương này có thể đã hình thành cách đây 1,400 triệu năm, ở độ sâu cách bề mặt trái đất khoảng 200 km.
“Lúc đầu chúng tôi nghĩ rằng đó là một viên đá hoặc một cái gì đó nằm bên trong viên kim cương,” ông McNally thừa nhận. “Đây là một trong số cực ít các viên kim cương lồng vào nhau trên thế giới. Chúng được giới sưu tầm tranh nhau săn lùng".
Điều khiến viên kim cương kép trở nên đặc biệt hơn nữa đó là nó có khả năng phát ra ánh sáng màu tím tuyệt đẹp dưới tia tử ngoại.
Hiện tượng này gọi là lân quang, chỉ xảy ra với dưới 0,01% kim cương tự nhiên trên toàn thế giới. Viên kim cương xanh Hope Diamond nổi tiếng thế giới cũng có khả năng này.
Năm 2019, công ty khai mỏ Nga Alrosa tìm thấy một viên kim cương tương tự gồm một viên 0,62 carat bao ngoài một viên 0,02 carat bên trong. Họ gọi đây là viên kim cương Matryoshka - tên loại búp bê lồng trong nhau nổi tiếng của Nga.
Kim cương là 1 trong 2 dạng thù hình của carbon, có độ cứng rất cao được xếp thứ 10 trên thang đo Mohs và khả năng khúc xạ cực tốt nên chúng được sử dựng rất nhiều trong các ngành công nghiệp và ngành kim hoàn.
Cho tới thời điểm hiện tại chưa có loại đá quý nào có thể vượt mặt kim cương về độ hoàn hảo về tính chất vật lý. Kim cương được xem là nguyên liệu cực kỳ tốt để tạo ra bề mặt nhám và chỉ có những viên kim cương khác, những tinh thể cacbon dạng lổng hay ADNR mới có thể cắt kim cương được.
Kim cương được tạo thành từ những khoáng vật có chứa cacbon dưới nhiệt độ và áp suất rất cao. Trong thềm lục địa, ở khoảng cách 150km sâu trong lớp vỏ trái đất với áp suất cực cao khoảng 5 gigapascal và nhiệt độ khoảng 1200 độ C kim cương mới được hình thành.
Màu sắc là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của một viên kim cương vì ngay cả những người nghiệp dư cũng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Màu sắc truyền thống của kim cương là màu trắng và không màu.
Tuy nhiên, các chuyên gia trong nghề cho biết rất hiềm có các viên kim cương không màu. Màu sắc của kim cương được phân theo cấp độ bảng chữ cái từ D-Z, trong đó D là trắng và Z là vàng nhất.