Nördlingen nằm ở Bavaria, thuộc phía nam nước Đức. Nơi này hiện có dân số khoảng 20.000 người. Khi những cư dân đầu tiên đặt chân đến thị trấn Nördlingen vào năm 898 sau Công nguyên, họ nghĩ mình đang sống trong một miệng núi lửa.Tuy nhiên, vùng lõm khổng lồ nơi thị trấn Nördlingen tọa lạc trước đây bị thiên thạch va trúng, khiến nó có hình dạng đặc biệt như ngày nay. Cũng nhờ đó mà bên dưới thị trấn này là một mỏ kim cương khổng lồ.Cách đây 15 triệu năm, một tiểu hành tinh có đường kính 1 km di chuyển với vận tốc 25 km/s đã lao xuống khu vực, tạo nên một cái hố khổng lồ rộng 26 km.Các nhà địa chất học ước tính kích thước của tiểu hành tinh nói trên là vào khoảng 1km, đạt khối lượng gần 3 tỷ tấn. Khi tiểu hành tinh tiếp xúc với Trái Đất đã tạo ra sức nóng và áp suất cực lớn, tạo thành một loại đá hạt thô có tên là Suevite, gồm thủy tinh, tinh thể pha lê và kim cương.Khi con người lần đầu tiên đến đây định cư, họ đã dùng loại đá hạt thô có sẵn ở thị trấn này để xây dựng nhà cửa và nhiều công trình khác. Đến Nördlingen, bạn sẽ thấy những tòa nhà hay con phố dường như đều tỏa sáng lấp lánh.Người dân cũng xây dựng những công trình kiến trúc nổi tiếng bằng chất liệu quý giá, điển hình là Nhà thờ Thánh George. Chỉ tính riêng lượng kim cương dùng cho Nhà thờ này đã lên tới 5.000 carat - một con số thật không thể tưởng tượng nổi.Mặc dù vậy, nhiều người dân trong thị trấn Nördlingen tỏ ra thờ ơ với hàng triệu viên kim cương xung quanh họ. Như một người phụ nữ đã nói với phóng viên Vickery: "Chúng tôi nhìn thấy chúng mỗi ngày. Đối với chúng tôi, chúng không có gì đặc biệt".Còn TS Hölzl - người chuyển đến từ TP Munich – than thở: "Họ không nghĩ rằng đó là một điều thú vị. Họ tự hỏi tại sao mọi người lại đến thăm nơi này".Nguyên do là bởi những viên kim cương có đường kính chưa đến 0.3 mm, quá nhỏ và cũng không có giá trị kinh tế. Người dân ở Nördlingen đã quen với việc sống cùng kim cương nhưng chẳng thể khai thác.Rất nhiều du khách trên thế giới đã ghé tới đây để tham quan vùng đất lấp lánh này. Ngoài những viên kim cương của thị trấn thì Bảo tàng miệng núi lửa Ries cũng là một điểm đến thu hút nhiều vị khách.Giống như đá mặt trăng, TS Hölzl xem thị trấn Nördlingen là một thứ gì đó rất đặc biệt: "Thực tế là mọi thứ (ở Nördlingen) đều liên quan đến sự kiện (tiểu hành tinh va chạm) hàng triệu năm trước. Nó có thể thuộc về quá khứ nhưng mọi người vẫn nhìn thấy nó ngay bây giờ".Dù vậy, thoạt nhìn, Nördlingen không có gì quá khác biệt. Thị trấn trông tròn xoe với những nếp nhà mái đỏ và nhà thờ thiết kế theo phong cách Gothic.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.
Nördlingen nằm ở Bavaria, thuộc phía nam nước Đức. Nơi này hiện có dân số khoảng 20.000 người. Khi những cư dân đầu tiên đặt chân đến thị trấn Nördlingen vào năm 898 sau Công nguyên, họ nghĩ mình đang sống trong một miệng núi lửa.
Tuy nhiên, vùng lõm khổng lồ nơi thị trấn Nördlingen tọa lạc trước đây bị thiên thạch va trúng, khiến nó có hình dạng đặc biệt như ngày nay. Cũng nhờ đó mà bên dưới thị trấn này là một mỏ kim cương khổng lồ.
Cách đây 15 triệu năm, một tiểu hành tinh có đường kính 1 km di chuyển với vận tốc 25 km/s đã lao xuống khu vực, tạo nên một cái hố khổng lồ rộng 26 km.
Các nhà địa chất học ước tính kích thước của tiểu hành tinh nói trên là vào khoảng 1km, đạt khối lượng gần 3 tỷ tấn. Khi tiểu hành tinh tiếp xúc với Trái Đất đã tạo ra sức nóng và áp suất cực lớn, tạo thành một loại đá hạt thô có tên là Suevite, gồm thủy tinh, tinh thể pha lê và kim cương.
Khi con người lần đầu tiên đến đây định cư, họ đã dùng loại đá hạt thô có sẵn ở thị trấn này để xây dựng nhà cửa và nhiều công trình khác. Đến Nördlingen, bạn sẽ thấy những tòa nhà hay con phố dường như đều tỏa sáng lấp lánh.
Người dân cũng xây dựng những công trình kiến trúc nổi tiếng bằng chất liệu quý giá, điển hình là Nhà thờ Thánh George. Chỉ tính riêng lượng kim cương dùng cho Nhà thờ này đã lên tới 5.000 carat - một con số thật không thể tưởng tượng nổi.
Mặc dù vậy, nhiều người dân trong thị trấn Nördlingen tỏ ra thờ ơ với hàng triệu viên kim cương xung quanh họ. Như một người phụ nữ đã nói với phóng viên Vickery: "Chúng tôi nhìn thấy chúng mỗi ngày. Đối với chúng tôi, chúng không có gì đặc biệt".
Còn TS Hölzl - người chuyển đến từ TP Munich – than thở: "Họ không nghĩ rằng đó là một điều thú vị. Họ tự hỏi tại sao mọi người lại đến thăm nơi này".
Nguyên do là bởi những viên kim cương có đường kính chưa đến 0.3 mm, quá nhỏ và cũng không có giá trị kinh tế. Người dân ở Nördlingen đã quen với việc sống cùng kim cương nhưng chẳng thể khai thác.
Rất nhiều du khách trên thế giới đã ghé tới đây để tham quan vùng đất lấp lánh này. Ngoài những viên kim cương của thị trấn thì Bảo tàng miệng núi lửa Ries cũng là một điểm đến thu hút nhiều vị khách.
Giống như đá mặt trăng, TS Hölzl xem thị trấn Nördlingen là một thứ gì đó rất đặc biệt: "Thực tế là mọi thứ (ở Nördlingen) đều liên quan đến sự kiện (tiểu hành tinh va chạm) hàng triệu năm trước. Nó có thể thuộc về quá khứ nhưng mọi người vẫn nhìn thấy nó ngay bây giờ".