Ngày 30/1, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 41/QĐ-TTg công nhận 27 bảo vật quốc gia. Đồng Nai có 1 bảo vật được công nhận.Bảo vật này là bộ sưu tập đàn đá Bình Đa với niên đại 3.000 năm, đang được lưu giữ tại Bảo tàng Đồng Nai. Bộ sưu tập bằng đá được phát hiện vào tháng 12/1979 tại di chỉ Bình Đa (Bình Đa là một di chỉ cư trú thuộc loại hình làng ven đồi, ven sông của người tiền sử trên vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai).Đợt khai quật khảo cổ đó đã thu thập 42 thanh đoạn đàn đá trong tầng văn hóa nguyên thủy, là di chỉ cư trú của người cổ ven sông.Bộ sưu tập đàn đá ở Bình Đa - Đồng Nai khá độc đáo bởi số lượng nhiều nhất trong tầng văn hóa của di chỉ khảo cổ so với các đàn đá khác, trong đó có 5 thanh còn nguyên vẹn.Các nhà nghiên cứu cho rằng, số lượng các thanh, đoạn đá này thuộc biên chế hai giàn đàn đá có mức độ định hình cao.Những dấu vết ghè đẽo, đục, tách trên đàn đá cho thấy một quy trình kỹ thuật chế tác chặt chẽ với sự cảm nhận về định âm. Nguyên liệu để làm đàn đá được lựa chọn kỹ càng từ loại đá phiến có đốm qua phân tích địa chất - thạch học.Hiện nay, một số thanh đoạn đàn dã được trưng bày tại Bảo tàng Đồng Nai - phòng Đồng Nai thời tiền sử.Cách đây hơn 3.000 năm, để làm cho những thanh đá vang lên đúng tiếng nhạc, chắc chắn những người chủ tâm chế tác có bàn tay khéo léo, sự cảm thụ tinh tế về âm thanh, đã trải qua những tìm tòi, thử nghiệm, dày công đục đẽo, chỉnh hình, chỉnh âm.Chúng ta có thể hình dung về một cộng đồng dân cư ven sông của Đồng Nai, sau những mùa vụ trồng trọt, cùng hòa niềm vui với nhau những dịp lễ hội với điệu nhảy, âm thanh từ dàn nhạc đàn đá lên trong ánh lửa bập bùng. Chính đó là môi trường xã hội được nâng cao của người cổ, phản ánh sự cảm thụ văn hóa, nghệ thuật tinh tế trong của mình.Việc phát hiện đàn đá tại Bình Đa được xem là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử nghiên cứu về loại nhạc cụ độc đáo trên lãnh thổ Việt Nam.Khai quật được đàn đá Bình Đa đã góp phần khẳng định về niên đại cho sự xuất hiện của các loại đàn đá được phát hiện tại nhiều địa điểm khác ở miền Nam Việt Nam trước đây như: đàn đá Nout Liêng Krack, đàn đá Bù Đơ, đàn đá Bù Đăng Xrê, đàn đá Khánh Sơn...Đến nay, Việt Nam đã có 264 bảo vật quốc gia. Theo Luật Di sản văn hóa, bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học. Mỗi năm, Thủ tướng xét công nhận bảo vật quốc gia một lần.>>>Xem thêm video: Câu chuyện về những cổ vật dưới lòng sông Hương (Nguồn: VTV1).
Ngày 30/1, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 41/QĐ-TTg công nhận 27 bảo vật quốc gia. Đồng Nai có 1 bảo vật được công nhận.
Bảo vật này là bộ sưu tập đàn đá Bình Đa với niên đại 3.000 năm, đang được lưu giữ tại Bảo tàng Đồng Nai. Bộ sưu tập bằng đá được phát hiện vào tháng 12/1979 tại di chỉ Bình Đa (Bình Đa là một di chỉ cư trú thuộc loại hình làng ven đồi, ven sông của người tiền sử trên vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai).
Đợt khai quật khảo cổ đó đã thu thập 42 thanh đoạn đàn đá trong tầng văn hóa nguyên thủy, là di chỉ cư trú của người cổ ven sông.
Bộ sưu tập đàn đá ở Bình Đa - Đồng Nai khá độc đáo bởi số lượng nhiều nhất trong tầng văn hóa của di chỉ khảo cổ so với các đàn đá khác, trong đó có 5 thanh còn nguyên vẹn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, số lượng các thanh, đoạn đá này thuộc biên chế hai giàn đàn đá có mức độ định hình cao.
Những dấu vết ghè đẽo, đục, tách trên đàn đá cho thấy một quy trình kỹ thuật chế tác chặt chẽ với sự cảm nhận về định âm. Nguyên liệu để làm đàn đá được lựa chọn kỹ càng từ loại đá phiến có đốm qua phân tích địa chất - thạch học.
Hiện nay, một số thanh đoạn đàn dã được trưng bày tại Bảo tàng Đồng Nai - phòng Đồng Nai thời tiền sử.
Cách đây hơn 3.000 năm, để làm cho những thanh đá vang lên đúng tiếng nhạc, chắc chắn những người chủ tâm chế tác có bàn tay khéo léo, sự cảm thụ tinh tế về âm thanh, đã trải qua những tìm tòi, thử nghiệm, dày công đục đẽo, chỉnh hình, chỉnh âm.
Chúng ta có thể hình dung về một cộng đồng dân cư ven sông của Đồng Nai, sau những mùa vụ trồng trọt, cùng hòa niềm vui với nhau những dịp lễ hội với điệu nhảy, âm thanh từ dàn nhạc đàn đá lên trong ánh lửa bập bùng. Chính đó là môi trường xã hội được nâng cao của người cổ, phản ánh sự cảm thụ văn hóa, nghệ thuật tinh tế trong của mình.
Việc phát hiện đàn đá tại Bình Đa được xem là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử nghiên cứu về loại nhạc cụ độc đáo trên lãnh thổ Việt Nam.
Khai quật được đàn đá Bình Đa đã góp phần khẳng định về niên đại cho sự xuất hiện của các loại đàn đá được phát hiện tại nhiều địa điểm khác ở miền Nam Việt Nam trước đây như: đàn đá Nout Liêng Krack, đàn đá Bù Đơ, đàn đá Bù Đăng Xrê, đàn đá Khánh Sơn...
Đến nay, Việt Nam đã có 264 bảo vật quốc gia. Theo Luật Di sản văn hóa, bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học. Mỗi năm, Thủ tướng xét công nhận bảo vật quốc gia một lần.
>>>Xem thêm video: Câu chuyện về những cổ vật dưới lòng sông Hương (Nguồn: VTV1).