Chú mèo trong phòng khách của bạn có rất nhiều điểm chung với một con hổ rình rập trong rừng hơn bạn tưởng. Chúng chia sẻ khoảng 95,6% DNA chung. Cả hai đều đi săn mồi sống. Dù có nhiều điểm tương đồng giữa các loài mèo lớn và mèo nhà, tuy nhiên mèo lớn lại có thể gầm gừ còn mèo nhà thì lại không.Lý giải về điều này, John Wible, người phụ trách động vật có vú tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Carnegie ở Pittsburgh cho biết, tất cả đều do cấu trúc của một xương nhỏ gọi là hyoid trong cổ họng ở nhóm động vật này. Ảnh: Điều gì làm cho sư tử, hổ, báo và báo đốm khác với những con mèo nhà, mèo nhỏ khác?Họ mèo lớn được chia thành bốn loài lớn có thể gầm bao gồm sư tử, hổ, báo và báo đốm. Những con mèo lớn này có thể gầm lên nhờ vào cấu tạo của xương hyoid, đó là xương hình chữ U trong cổ họng nằm phía trên thanh quản.Không cần quá nhiều kỹ thuật, xương hyoid cung cấp cấu trúc cho các bộ phận của phần tạo ra âm thanh của cổ họng, làm cho nó trở thành trung tâm của việc tạo ra âm thanh ở sư tử, hổ, báo và báo đốm.Chúng đều có một dây chằng mềm dẻo đặc biệt nối xương hyoid có khả năng chịu được lực trầm của tiếng gầm: Vì thế, sư tử hoặc hổ có thể gầm to tới 114 decibel. Đó là cùng một mức âm thanh mà một chiếc máy bay phản lực tạo ra khi cất cánh. Tiếng gầm của sư tử đực có thể được nghe thấy từ cách xa năm dặm.Ở những con mèo nhỏ trong nhà, hay các loài mèo nhỏ hoang dã khác chúng lại không thể gầm thét, vì cấu trúc xương hyoid trong cổ họng chúng hoàn toàn bị hóa rắn. Vì hóa rắn nên nó không linh hoạt và rất cứng, những con mèo này tạo ra tiếng kêu ít đáng sợ và thoải mái hơn.Dây thanh âm của chúng có các nếp gấp chuyên biệt được phân chia và rung động trong quá trình hít vào và thở ra. Và cấu trúc như vậy hạn chế phạm vi cao độ nên ngăn cản chúng có khả năng gầm rú lớn như loài hổ, báo.
Chú mèo trong phòng khách của bạn có rất nhiều điểm chung với một con hổ rình rập trong rừng hơn bạn tưởng. Chúng chia sẻ khoảng 95,6% DNA chung. Cả hai đều đi săn mồi sống. Dù có nhiều điểm tương đồng giữa các loài mèo lớn và mèo nhà, tuy nhiên mèo lớn lại có thể gầm gừ còn mèo nhà thì lại không.
Lý giải về điều này, John Wible, người phụ trách động vật có vú tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Carnegie ở Pittsburgh cho biết, tất cả đều do cấu trúc của một xương nhỏ gọi là hyoid trong cổ họng ở nhóm động vật này. Ảnh: Điều gì làm cho sư tử, hổ, báo và báo đốm khác với những con mèo nhà, mèo nhỏ khác?
Họ mèo lớn được chia thành bốn loài lớn có thể gầm bao gồm sư tử, hổ, báo và báo đốm. Những con mèo lớn này có thể gầm lên nhờ vào cấu tạo của xương hyoid, đó là xương hình chữ U trong cổ họng nằm phía trên thanh quản.
Không cần quá nhiều kỹ thuật, xương hyoid cung cấp cấu trúc cho các bộ phận của phần tạo ra âm thanh của cổ họng, làm cho nó trở thành trung tâm của việc tạo ra âm thanh ở sư tử, hổ, báo và báo đốm.
Chúng đều có một dây chằng mềm dẻo đặc biệt nối xương hyoid có khả năng chịu được lực trầm của tiếng gầm: Vì thế, sư tử hoặc hổ có thể gầm to tới 114 decibel. Đó là cùng một mức âm thanh mà một chiếc máy bay phản lực tạo ra khi cất cánh. Tiếng gầm của sư tử đực có thể được nghe thấy từ cách xa năm dặm.
Ở những con mèo nhỏ trong nhà, hay các loài mèo nhỏ hoang dã khác chúng lại không thể gầm thét, vì cấu trúc xương hyoid trong cổ họng chúng hoàn toàn bị hóa rắn. Vì hóa rắn nên nó không linh hoạt và rất cứng, những con mèo này tạo ra tiếng kêu ít đáng sợ và thoải mái hơn.
Dây thanh âm của chúng có các nếp gấp chuyên biệt được phân chia và rung động trong quá trình hít vào và thở ra. Và cấu trúc như vậy hạn chế phạm vi cao độ nên ngăn cản chúng có khả năng gầm rú lớn như loài hổ, báo.