Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Phil Bland, giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ vũ trụ từ Đại học Curtin (Úc) cho biết, gió Mặt Trời có thể chính là nguồn cung cấp "hạt mầm" cho các đại dương của Trái Đất.Các nhà khoa học khẳng định, một phần lớn nước trên Trái Đất có nguồn gốc từ Mặt Trời. Quá trình "dội nước" xuống Trái Đất này xảy ra khi hành tinh của chúng ta còn ở thuở sơ khai, đang giai đoạn hình thành. Gió Mặt Trời mang theo các hạt Mặt Trời, chủ yếu được tạo ra từ các ion hydro - thứ tạo ra nước trên bề mặt các hạt bụi bám quanh các tiểu hành tinh. Các tiểu hành tinh lại va đập vào Trái Đất, mang theo nước.Để nghiên cứu kỹ hơn, giáo sư Bland và các cộng sự đã sử dụng phương pháp chụp cắt lớp thăm dò nguyên tử để phân tích một hạt olivin từ tiểu hành tinh gần Trái Đất Itokawa.Mẫu từ tiểu hành tinh này đã được tàu vũ trụ Hayabusa của JAXA (Nhật Bản) thu thập và đem về Trái Đất từ năm 2021. Kết quả thu được cho thấy các hạt olivin này ngậm vô cùng nhiều nước.Nước ở những hạt bụi không gian nhiều đến mức có thể chiết ra tận 20 lít nước trong mỗi mét khối đá. Nước trên Trái Đất chỉ nằm chủ yếu ở khu vực bề mặt và lớp phủ, chiếm một phần rất nhỏ trong thành phần của hành tinh.Số nước này được cho là từ các tiểu hành tinh và sao chổi cổ đại mang đến, vì nhiều bằng chứng cho thấy địa cầu sơ khai đã hứng chịu mưa thiên thạch suốt một giai đoạn dài, đủ để đem đến số lượng nước cho toàn bộ các đại dương, sông hồ ngày nay.Cũng như các hành tinh khác thuộc hệ Mặt trời, Trái đất ra đời từ tinh vân Mặt trời (đám mây bụi và khí dạng đĩa còn sót lại từ sự hình thành Mặt trời). Quá trình hình thành Trái Đất được hoàn thiện trong vòng 10 đến 20 triệu năm.Trái đất khi mới hình thành trông giống như địa ngục hơn là ngôi nhà cho sự sống. Lúc đó, nhiệt độ trên hành tinh của chúng ta lên tới trên 1093 độ C. Trái đất không có không khí, chỉ có các-bon điôxít, nitơ và hơi nước.Nó nóng bỏng và độc hại tới mức chỉ cần tiến lại gần, tất cả sẽ bị thiêu rụi thành tro chỉ trong vài giây. Trái đất thuở sơ khai là một quả cầu sôi sục dung nham với một đại dương nham thạch bất tận.Khí thải và các hoạt động của núi lửa tạo ra các yếu tố sơ khai của bầu khí quyển. Lớp vỏ ngoài của Trái Đất ban đầu ở dạng nóng chảy, sau nguội lạnh dần thành chất rắn trong khi nước bắt đầu tích tụ trong khí quyển.Quá trình ngưng tụ hơi nước cùng với việc băng và nước ở dạng lỏng được các sao chổi, thiên thạch cũng như các tiền hành tinh lớn hơn vận chuyển tới bề mặt Trái đất đã tạo ra các đại dương.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Phil Bland, giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ vũ trụ từ Đại học Curtin (Úc) cho biết, gió Mặt Trời có thể chính là nguồn cung cấp "hạt mầm" cho các đại dương của Trái Đất.
Các nhà khoa học khẳng định, một phần lớn nước trên Trái Đất có nguồn gốc từ Mặt Trời. Quá trình "dội nước" xuống Trái Đất này xảy ra khi hành tinh của chúng ta còn ở thuở sơ khai, đang giai đoạn hình thành.
Gió Mặt Trời mang theo các hạt Mặt Trời, chủ yếu được tạo ra từ các ion hydro - thứ tạo ra nước trên bề mặt các hạt bụi bám quanh các tiểu hành tinh. Các tiểu hành tinh lại va đập vào Trái Đất, mang theo nước.
Để nghiên cứu kỹ hơn, giáo sư Bland và các cộng sự đã sử dụng phương pháp chụp cắt lớp thăm dò nguyên tử để phân tích một hạt olivin từ tiểu hành tinh gần Trái Đất Itokawa.
Mẫu từ tiểu hành tinh này đã được tàu vũ trụ Hayabusa của JAXA (Nhật Bản) thu thập và đem về Trái Đất từ năm 2021. Kết quả thu được cho thấy các hạt olivin này ngậm vô cùng nhiều nước.
Nước ở những hạt bụi không gian nhiều đến mức có thể chiết ra tận 20 lít nước trong mỗi mét khối đá. Nước trên Trái Đất chỉ nằm chủ yếu ở khu vực bề mặt và lớp phủ, chiếm một phần rất nhỏ trong thành phần của hành tinh.
Số nước này được cho là từ các tiểu hành tinh và sao chổi cổ đại mang đến, vì nhiều bằng chứng cho thấy địa cầu sơ khai đã hứng chịu mưa thiên thạch suốt một giai đoạn dài, đủ để đem đến số lượng nước cho toàn bộ các đại dương, sông hồ ngày nay.
Cũng như các hành tinh khác thuộc hệ Mặt trời, Trái đất ra đời từ tinh vân Mặt trời (đám mây bụi và khí dạng đĩa còn sót lại từ sự hình thành Mặt trời). Quá trình hình thành Trái Đất được hoàn thiện trong vòng 10 đến 20 triệu năm.
Trái đất khi mới hình thành trông giống như địa ngục hơn là ngôi nhà cho sự sống. Lúc đó, nhiệt độ trên hành tinh của chúng ta lên tới trên 1093 độ C. Trái đất không có không khí, chỉ có các-bon điôxít, nitơ và hơi nước.
Nó nóng bỏng và độc hại tới mức chỉ cần tiến lại gần, tất cả sẽ bị thiêu rụi thành tro chỉ trong vài giây. Trái đất thuở sơ khai là một quả cầu sôi sục dung nham với một đại dương nham thạch bất tận.
Khí thải và các hoạt động của núi lửa tạo ra các yếu tố sơ khai của bầu khí quyển. Lớp vỏ ngoài của Trái Đất ban đầu ở dạng nóng chảy, sau nguội lạnh dần thành chất rắn trong khi nước bắt đầu tích tụ trong khí quyển.
Quá trình ngưng tụ hơi nước cùng với việc băng và nước ở dạng lỏng được các sao chổi, thiên thạch cũng như các tiền hành tinh lớn hơn vận chuyển tới bề mặt Trái đất đã tạo ra các đại dương.