Rae Kwon Chung - người đoạt giải Nobel Hòa bình vừa cho biết sự nóng lên toàn cầu và sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu có thể "đánh thức" một số loại virus cổ đại với những hậu quả khó lường cho nhân loại."Không thể đoán trước loại virus nào tồn tại từ thời tiền sử hoặc hàng trăm nghìn năm trước có thể xuất hiện trở lại. Chúng đang quay trở lại... Tôi chắc chắn rằng có nhiều loại virus khác nhau mà chúng ta chưa từng gặp", ông Rae Kwon Chung nói.Trước đây, các nhà khoa học làm việc trong Vòng Bắc Cực vài thập kỷ qua đã phát hiện ra một số loại virus lớn có thể bị “đánh thức trở lại” nếu lớp băng vĩnh cửu giam giữ chúng tan rã.Trong địa chất học, tầng đất đóng băng vĩnh cửu hay tầng băng giá vĩnh cửu là tầng đất ở hoặc dưới điểm đóng băng của nước 0°C (32°F) trong hai năm trở lên.Hầu hết các lớp băng vĩnh cửu nằm ở vĩ độ cao (tức đất gần Bắc Cực và Nam Cực) có thể xảy ra trên các núi ở vĩ độ thấp hơn nhiều. Đất đóng băng vĩnh cửu là một tầng dày đông cứng, chiếm khoảng 1/4 diện tích Bắc Cực, lưu giữ lượng carbon nhiều gấp đôi lượng carbon trong không khí.Khi băng vĩnh cửu tan chảy, chất hữu cơ được giải phóng và thải ra một lượng đáng kể carbon và metan vào không khí. 43-135 tỷ tấn carbon - khí gây hiệu ứng nhà kính - sẽ được thải ra đến năm 2100 và 246-415 tỷ tấn carbon sẽ giải phóng đến năm 2200.Không chỉ giải phóng lượng khí carbon và metan, lớp băng vĩnh cửu đang tan dần và hé lộ những bí mật ẩn giấu.Theo các chuyên gia, quá trình này có thể làm hồi sinh những mầm bệnh chết chóc vốn đã vắng bóng hàng nghìn năm, bao gồm những vi khuẩn và virus chưa xác định có trong mô của các động vật hóa thạch được ướp xác và các bong bóng khí trong lớp băng.Ở vùng Bắc Cực của Nga, các chuyên gia ghi nhận các bệnh như viêm não do ve gây ra, bệnh brucellosis, bệnh sốt rét, bệnh leptospirosis, bệnh dại và bệnh than đang gia tăng trong gia súc gia cầm và động vật hoang dã. Nhiều bệnh nhiễm virus và vi khuẩn có thể lây lan sang người từ động vật bị nhiễm bệnh.DNA của virus đậu mùa được phát hiện trong hài cốt những người đã chết cách đây 300 năm ở Yakutia, cũng như trong những vết mụn mủ trên xác ướp của Pharaoh Ramses V ở Ai Cập có niên đại cách đây khoảng 3.200 năm.Những virus này không chỉ dễ dàng sống lại trong môi trường phù hợp ở phòng thí nghiệm, sau 30.000 năm bị niêm phong trong băng, mà còn được chứng minh là từng gây thảm họa trong thế giới những loài người khác.Mặc dù những virus khổng lồ cổ xưa này chỉ lây nhiễm lên vi sinh vật, nhưng khả năng tái sinh của chúng sau hàng thiên niên kỷ là đáng báo động. Các nhà khoa học không loại trừ rằng, trong lớp băng vĩnh cửu có những mầm bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho con người.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.
Rae Kwon Chung - người đoạt giải Nobel Hòa bình vừa cho biết sự nóng lên toàn cầu và sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu có thể "đánh thức" một số loại virus cổ đại với những hậu quả khó lường cho nhân loại.
"Không thể đoán trước loại virus nào tồn tại từ thời tiền sử hoặc hàng trăm nghìn năm trước có thể xuất hiện trở lại. Chúng đang quay trở lại... Tôi chắc chắn rằng có nhiều loại virus khác nhau mà chúng ta chưa từng gặp", ông Rae Kwon Chung nói.
Trước đây, các nhà khoa học làm việc trong Vòng Bắc Cực vài thập kỷ qua đã phát hiện ra một số loại virus lớn có thể bị “đánh thức trở lại” nếu lớp băng vĩnh cửu giam giữ chúng tan rã.
Trong địa chất học, tầng đất đóng băng vĩnh cửu hay tầng băng giá vĩnh cửu là tầng đất ở hoặc dưới điểm đóng băng của nước 0°C (32°F) trong hai năm trở lên.
Hầu hết các lớp băng vĩnh cửu nằm ở vĩ độ cao (tức đất gần Bắc Cực và Nam Cực) có thể xảy ra trên các núi ở vĩ độ thấp hơn nhiều. Đất đóng băng vĩnh cửu là một tầng dày đông cứng, chiếm khoảng 1/4 diện tích Bắc Cực, lưu giữ lượng carbon nhiều gấp đôi lượng carbon trong không khí.
Khi băng vĩnh cửu tan chảy, chất hữu cơ được giải phóng và thải ra một lượng đáng kể carbon và metan vào không khí. 43-135 tỷ tấn carbon - khí gây hiệu ứng nhà kính - sẽ được thải ra đến năm 2100 và 246-415 tỷ tấn carbon sẽ giải phóng đến năm 2200.
Không chỉ giải phóng lượng khí carbon và metan, lớp băng vĩnh cửu đang tan dần và hé lộ những bí mật ẩn giấu.
Theo các chuyên gia, quá trình này có thể làm hồi sinh những mầm bệnh chết chóc vốn đã vắng bóng hàng nghìn năm, bao gồm những vi khuẩn và virus chưa xác định có trong mô của các động vật hóa thạch được ướp xác và các bong bóng khí trong lớp băng.
Ở vùng Bắc Cực của Nga, các chuyên gia ghi nhận các bệnh như viêm não do ve gây ra, bệnh brucellosis, bệnh sốt rét, bệnh leptospirosis, bệnh dại và bệnh than đang gia tăng trong gia súc gia cầm và động vật hoang dã. Nhiều bệnh nhiễm virus và vi khuẩn có thể lây lan sang người từ động vật bị nhiễm bệnh.
DNA của virus đậu mùa được phát hiện trong hài cốt những người đã chết cách đây 300 năm ở Yakutia, cũng như trong những vết mụn mủ trên xác ướp của Pharaoh Ramses V ở Ai Cập có niên đại cách đây khoảng 3.200 năm.
Những virus này không chỉ dễ dàng sống lại trong môi trường phù hợp ở phòng thí nghiệm, sau 30.000 năm bị niêm phong trong băng, mà còn được chứng minh là từng gây thảm họa trong thế giới những loài người khác.