Trong tình hình hiện tại, các ứng dụng công nghệ cao đang trở thành một trong những yếu tố được nhiều quốc gia sử dụng để khống chế đại dịch COVID-19. Từ khi dịch bệnh mới bùng phát, Việt Nam đã sử dụng ứng dụng truy vết Bluezone để phát hiện sớm các ca tiếp xúc gần với những người bị bệnh. Bluezone là giải pháp ứng dụng công nghệ định vị Bluetooth năng lượng thấp BLE (Bluetooth low energy). Các smartphone được cài đặt Bluezone có thể giao tiếp với nhau trong khoảng cách 2m, ghi nhận sự tiếp xúc gần, vào lúc nào và trong bao nhiêu lâu.Đến nay, các ứng dụng công nghệ đã được sử dụng ở hầu hết các giải pháp chống dịch như khai báo y tế điện tử; truy vết, phát hiện người tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19; quản lý người cách ly, giám sát các khu cách ly; đánh giá nguy cơ dịch bệnh ở các địa phương; quản lý công tác tiêm chủng, kết quả xét nghiệm…Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo (hoặc kiến nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đối với các nội dung vượt thẩm quyền) việc áp dụng các phần mềm, giải pháp công nghệ nêu ở các điểm trên trong toàn hệ thống, trên phạm vi cả nước, đặc biệt đối với các giải pháp bắt buộc áp dụng đối với tổ chức, cá nhân để tăng cường hiệu quả.Singapore được xem là một trong những "điểm sáng" khống chế được sự lây lan của COVID-19 hiệu quả, nhờ triển khai sớm chương trình tiêm chủng cho người dân. Ngoài vắc xin phòng COVID-19, công nghệ y tế cũng là yếu tố cầm quân quan trọng giúp Singapore chủ động đối phó với đại dịch.Để bổ trợ cho xét nghiệm PCR, Singapore tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại trong chẩn đoán COVID-19. Ngày 11/6/2021, Singapore cấp phép tạm thời cho hai thiết bị xét nghiệm COVID-19 qua hơi thở của 2 công ty khởi nghiệp: Silver Factory Technology và Breathonix.Cơ quan hữu trách tại Singapore cũng định kỳ áp dụng công nghệ xét nghiệm nước thải sinh hoạt tại hơn 200 địa điểm để phát hiện sớm COVID-19. Bên cạnh áp dụng công nghệ vào xét nghiệm, chính phủ Singapore cũng sử dụng hệ thống kỹ thuật số TraceTogether và SafeEntry để phục vụ truy vết.Tại Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã xác định rằng, khoa học công nghệ là vũ khí mạnh nhất để con người chống lại dịch bệnh. Các công ty công nghệ Trung Quốc đã bắt tay ngay vào việc xây dựng nhiều bản đồ trực tuyến để người dân và chính phủ có thể theo dõi những vùng đang có ca nhiễm bệnh cao.Chính quyền các địa phương ở Trung Quốc ứng dụng công nghệ số để tạo ra hệ thống mã QR y tế. Ngày 11/2/2020, chính quyền Hàng Châu tạo ra hệ thống mã QR y tế với trợ giúp của ứng dụng thanh toán trực tuyến Alipay.Người có mã QR xanh được cho là không có nguy cơ mắc COVID-19 và có thể tự do di chuyển và đặt chân vào siêu thị, phương tiện giao thông công cộng, văn phòng… Nếu người dùng được hệ thống cho là có nguy cơ mắc COVID-19, hoặc từng tiếp xúc gần với F0, mã QR của họ sẽ chuyển sang màu vàng hoặc đỏ.Tại Thái Lan, các cơ quan nghiên cứu và công nghệ hàng đầu của Thái Lan đã tìm kiếm các cách thức phòng ngừa sự lây lan của virus SARS-CoV-2 thông qua việc sử dụng ứng dụng trên điện thoại di động.Ứng dụng có tên gọi là "VWatch" được Cơ quan Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NSTDA), Cơ quan Phát triển chính phủ số (DGA) và Cục Kiểm soát dịch bệnh (DDC) phối hợp triển khai nhằm cho phép những người tham gia cách ly tự đánh giá tình hình sức khỏe của bản thân.Ngoài việc phát triển ứng dụng nói trên, NSTDA cũng cung cấp các nguồn lực tính toán hiệu năng cao cho các bệnh viện nghiên cứu và cộng đồng khởi nghiệp, đồng thời cung cấp sự tiếp cận miễn phí đối với đánh giá dữ liệu COVID-19.Mời các bạn xem video: Thông điệp 5K phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Nguồn: THTPCT.
Trong tình hình hiện tại, các ứng dụng công nghệ cao đang trở thành một trong những yếu tố được nhiều quốc gia sử dụng để khống chế đại dịch COVID-19. Từ khi dịch bệnh mới bùng phát, Việt Nam đã sử dụng ứng dụng truy vết Bluezone để phát hiện sớm các ca tiếp xúc gần với những người bị bệnh. Bluezone là giải pháp ứng dụng công nghệ định vị Bluetooth năng lượng thấp BLE (Bluetooth low energy). Các smartphone được cài đặt Bluezone có thể giao tiếp với nhau trong khoảng cách 2m, ghi nhận sự tiếp xúc gần, vào lúc nào và trong bao nhiêu lâu.
Đến nay, các ứng dụng công nghệ đã được sử dụng ở hầu hết các giải pháp chống dịch như khai báo y tế điện tử; truy vết, phát hiện người tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19; quản lý người cách ly, giám sát các khu cách ly; đánh giá nguy cơ dịch bệnh ở các địa phương; quản lý công tác tiêm chủng, kết quả xét nghiệm…
Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo (hoặc kiến nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đối với các nội dung vượt thẩm quyền) việc áp dụng các phần mềm, giải pháp công nghệ nêu ở các điểm trên trong toàn hệ thống, trên phạm vi cả nước, đặc biệt đối với các giải pháp bắt buộc áp dụng đối với tổ chức, cá nhân để tăng cường hiệu quả.
Singapore được xem là một trong những "điểm sáng" khống chế được sự lây lan của COVID-19 hiệu quả, nhờ triển khai sớm chương trình tiêm chủng cho người dân. Ngoài vắc xin phòng COVID-19, công nghệ y tế cũng là yếu tố cầm quân quan trọng giúp Singapore chủ động đối phó với đại dịch.
Để bổ trợ cho xét nghiệm PCR, Singapore tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại trong chẩn đoán COVID-19. Ngày 11/6/2021, Singapore cấp phép tạm thời cho hai thiết bị xét nghiệm COVID-19 qua hơi thở của 2 công ty khởi nghiệp: Silver Factory Technology và Breathonix.
Cơ quan hữu trách tại Singapore cũng định kỳ áp dụng công nghệ xét nghiệm nước thải sinh hoạt tại hơn 200 địa điểm để phát hiện sớm COVID-19. Bên cạnh áp dụng công nghệ vào xét nghiệm, chính phủ Singapore cũng sử dụng hệ thống kỹ thuật số TraceTogether và SafeEntry để phục vụ truy vết.
Tại Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã xác định rằng, khoa học công nghệ là vũ khí mạnh nhất để con người chống lại dịch bệnh. Các công ty công nghệ Trung Quốc đã bắt tay ngay vào việc xây dựng nhiều bản đồ trực tuyến để người dân và chính phủ có thể theo dõi những vùng đang có ca nhiễm bệnh cao.
Chính quyền các địa phương ở Trung Quốc ứng dụng công nghệ số để tạo ra hệ thống mã QR y tế. Ngày 11/2/2020, chính quyền Hàng Châu tạo ra hệ thống mã QR y tế với trợ giúp của ứng dụng thanh toán trực tuyến Alipay.
Người có mã QR xanh được cho là không có nguy cơ mắc COVID-19 và có thể tự do di chuyển và đặt chân vào siêu thị, phương tiện giao thông công cộng, văn phòng… Nếu người dùng được hệ thống cho là có nguy cơ mắc COVID-19, hoặc từng tiếp xúc gần với F0, mã QR của họ sẽ chuyển sang màu vàng hoặc đỏ.
Tại Thái Lan, các cơ quan nghiên cứu và công nghệ hàng đầu của Thái Lan đã tìm kiếm các cách thức phòng ngừa sự lây lan của virus SARS-CoV-2 thông qua việc sử dụng ứng dụng trên điện thoại di động.
Ứng dụng có tên gọi là "VWatch" được Cơ quan Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NSTDA), Cơ quan Phát triển chính phủ số (DGA) và Cục Kiểm soát dịch bệnh (DDC) phối hợp triển khai nhằm cho phép những người tham gia cách ly tự đánh giá tình hình sức khỏe của bản thân.
Ngoài việc phát triển ứng dụng nói trên, NSTDA cũng cung cấp các nguồn lực tính toán hiệu năng cao cho các bệnh viện nghiên cứu và cộng đồng khởi nghiệp, đồng thời cung cấp sự tiếp cận miễn phí đối với đánh giá dữ liệu COVID-19.