Miệng hố Darvaza nằm ở sa mạc Karakum của Turkmenistan và có đường kính hơn 60 m. Ngọn lửa lấy nhiên liệu từ khí methane ở nguồn dự trữ khổng lồ dưới lòng đất đã cháy trong miệng hố trong 5 thập kỷ qua.Lửa ở miệng hố Darvaza - được mệnh danh là " cổng địa ngục" - cháy liên tục từ năm 1971 do một sự cố khoan của Liên Xô (cũ).Các nhà khoa học Xô Viết quyết định đốt khí methane để ngăn loại khí này lan ra. Họ cho rằng ngọn lửa sẽ nhanh chóng tắt đi khi tất cả nhiên liệu sẵn có cháy hết.Hồi tháng 1/2022, cựu tổng thống Turkmenistan, Gurbanguly Berdymukhamedov, yêu cầu các chuyên gia tìm cách dập lửa ở miệng hố do những lo ngại về kinh tế và môi trường.Theo ông Berdymukhamedov, miệng hố ảnh hưởng tiêu cực tới cả môi trường và sức khỏe của người dân sống ở xung quanh."Chúng tôi đang mất dần những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá mà chúng tôi có thể thu được lợi nhuận lớn và sử dụng chúng để cải thiện đời sống cho người dân", ông Berdymukhamedov chia sẻ.Sau đó, các nhà khoa học Turkmen đã nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này. Một số nhà khoa học đề xuất khoan một giếng dốc tới nguồn dự trữ khí cung cấp nhiên liệu cho miệng hố. Việc hút khí từ giếng này có thể kiểm soát tình trạng rò rỉ và giảm lượng khí thải mất kiểm soát vào môi trường.Tại một diễn đàn đầu tư quốc tế gần đây ở thủ đô Ashgabat, Bayrammyrat Pirniyazov, Viện trưởng Viện khí gas tự nhiên Turkmenistan, tiết lộ các nhà chức trách đang lên kế hoạch bịt miệng hố.Hiện nay, chính quyền Turkmenistan đang đánh giá đề xuất từ các nước khác để ngăn chặn rò rỉ khí gas. Nhiều nhà khoa học đến từ Belarus và Slovenia cũng bày tỏ quan tâm tới kế hoạch.Tuy methane là một khí nhà kính mạnh, Mark Tingay, chuyên gia địa cơ khí xăng dầu ở Đại học Adelaide, cho rằng miệng hố Darvaza chỉ chiếm phần rất nhỏ trong lượng khí thải carbon của Turkmenistan.
Miệng hố Darvaza nằm ở sa mạc Karakum của Turkmenistan và có đường kính hơn 60 m. Ngọn lửa lấy nhiên liệu từ khí methane ở nguồn dự trữ khổng lồ dưới lòng đất đã cháy trong miệng hố trong 5 thập kỷ qua.
Lửa ở miệng hố Darvaza - được mệnh danh là " cổng địa ngục" - cháy liên tục từ năm 1971 do một sự cố khoan của Liên Xô (cũ).
Các nhà khoa học Xô Viết quyết định đốt khí methane để ngăn loại khí này lan ra. Họ cho rằng ngọn lửa sẽ nhanh chóng tắt đi khi tất cả nhiên liệu sẵn có cháy hết.
Hồi tháng 1/2022, cựu tổng thống Turkmenistan, Gurbanguly Berdymukhamedov, yêu cầu các chuyên gia tìm cách dập lửa ở miệng hố do những lo ngại về kinh tế và môi trường.
Theo ông Berdymukhamedov, miệng hố ảnh hưởng tiêu cực tới cả môi trường và sức khỏe của người dân sống ở xung quanh.
"Chúng tôi đang mất dần những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá mà chúng tôi có thể thu được lợi nhuận lớn và sử dụng chúng để cải thiện đời sống cho người dân", ông Berdymukhamedov chia sẻ.
Sau đó, các nhà khoa học Turkmen đã nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này. Một số nhà khoa học đề xuất khoan một giếng dốc tới nguồn dự trữ khí cung cấp nhiên liệu cho miệng hố. Việc hút khí từ giếng này có thể kiểm soát tình trạng rò rỉ và giảm lượng khí thải mất kiểm soát vào môi trường.
Tại một diễn đàn đầu tư quốc tế gần đây ở thủ đô Ashgabat, Bayrammyrat Pirniyazov, Viện trưởng Viện khí gas tự nhiên Turkmenistan, tiết lộ các nhà chức trách đang lên kế hoạch bịt miệng hố.
Hiện nay, chính quyền Turkmenistan đang đánh giá đề xuất từ các nước khác để ngăn chặn rò rỉ khí gas. Nhiều nhà khoa học đến từ Belarus và Slovenia cũng bày tỏ quan tâm tới kế hoạch.
Tuy methane là một khí nhà kính mạnh, Mark Tingay, chuyên gia địa cơ khí xăng dầu ở Đại học Adelaide, cho rằng miệng hố Darvaza chỉ chiếm phần rất nhỏ trong lượng khí thải carbon của Turkmenistan.