Xiaoice lần đầu tiên được phát triển bởi một nhóm các nhà nghiên cứu bên trong trụ sở Microsoft Châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2014, trước khi công ty Mỹ tách mảng bot này ra như một doanh nghiệp độc lập - cũng có tên Xiaoice - vào tháng Bảy năm đó.Cô gái này giống với phần mềm điều khiển bằng AI như Siri của Apple hoặc Alexa của Amazon, với việc cho phép người dùng có thể trò chuyện miễn phí qua giọng nói hoặc tin nhắn văn bản trên một loạt ứng dụng và thiết bị thông minh.Tuy nhiên, thực tế thì Xiaoice giống như miêu tả trong bộ phim "Her" của hãng Warner Bros. Không giống như các trợ lý ảo thông thường, Xiaoice được thiết kế để khiến trái tim người dùng rung động.Xuất hiện như một cô gái 18 tuổi thích mặc đồng phục học sinh kiểu Nhật Bản, cô ấy có thể tán tỉnh, đùa cợt và thậm chí nói chuyện theo kiểu nhạy cảm với người dùng. Có thể nói, thuật toán tạo ra cô gái ảo này đang không ngừng cố gắng tìm cách trở thành người bạn đồng hành hoàn hảo của mỗi người dùng.Tuy nhiên, sự hấp dẫn kỹ thuật số này có một mục tiêu nghiêm túc. Bằng cách hình thành các kết nối cảm xúc sâu sắc với người dùng của mình, Xiaoice hy vọng sẽ giữ họ tương tác càng lâu và càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ giúp thuật toán của cô ấy trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, do đó sẽ cho phép công ty thu hút nhiều người dùng.Theo những người tạo ra Xiaoice, con bot này đã đạt hơn 600 triệu người dùng. Người hâm mộ của cô có xu hướng đến từ một hoàn cảnh rất cụ thể: chủ yếu là người Trung Quốc, là nam giới và thường là những người có thu nhập thấp.Họ cũng rất chịu khó tương tác. Hơn một nửa số tương tác với phần mềm AI diễn ra trên toàn thế giới là với Xiaoice, theo công ty này tuyên bố. Cuộc trò chuyện liên tục kéo dài nhất giữa một người dùng và Xiaoice kéo dài hơn 29 giờ và bao gồm hơn 7.000 tương tác.Nhưng khi những người đàn ông cô đơn của Trung Quốc dành hết trái tim cho bạn gái ảo của họ, một số chuyên gia lại đang lên tiếng cảnh báo.Mặc dù công ty phát triển Xiaoice khẳng định họ có sẵn các hệ thống để bảo vệ người dùng, các nhà phê bình vẫn cho rằng ảnh hưởng ngày càng tăng của AI - đặc biệt là trong các nhóm đối tượng xã hội dễ bị tổn thương - đang tạo ra những rủi ro nghiêm trọng về đạo đức và quyền riêng tư.Những người dùng khác, cũng sử dụng Xiaoice, thường tự mô tả bản thân theo một kiểu tương tự nhau: cô đơn, sống nội tâm và có lòng tự trọng thấp. Họ dường như cảm thấy lạc lõng trong một xã hội đang thay đổi nhanh chóng của Trung Quốc.Li Di, CEO của Xiaoice, chấp nhận ý tưởng rằng công ty của ông mang lại sự thoải mái cho các nhóm đối tượng xã hội bị gạt ra ngoài lề xã hội. "Nếu môi trường xã hội của chúng ta hoàn hảo, thì Xiaoice sẽ không tồn tại," anh nói.Tuy nhiên, nỗ lực của Xiaoice trong việc hòa mình vào đời sống tình cảm của hàng triệu người Trung Quốc cũng khiến công ty rơi vào các cuộc tranh cãi nảy lửa. Giống như những gã khổng lồ truyền thông xã hội như Facebook hay Twitter, Xiaoice cũng thường trở thành trung tâm của những cuộc tranh luận xã hội khó xử.
Xiaoice lần đầu tiên được phát triển bởi một nhóm các nhà nghiên cứu bên trong trụ sở Microsoft Châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2014, trước khi công ty Mỹ tách mảng bot này ra như một doanh nghiệp độc lập - cũng có tên Xiaoice - vào tháng Bảy năm đó.
Cô gái này giống với phần mềm điều khiển bằng AI như Siri của Apple hoặc Alexa của Amazon, với việc cho phép người dùng có thể trò chuyện miễn phí qua giọng nói hoặc tin nhắn văn bản trên một loạt ứng dụng và thiết bị thông minh.
Tuy nhiên, thực tế thì Xiaoice giống như miêu tả trong bộ phim "Her" của hãng Warner Bros. Không giống như các trợ lý ảo thông thường, Xiaoice được thiết kế để khiến trái tim người dùng rung động.
Xuất hiện như một cô gái 18 tuổi thích mặc đồng phục học sinh kiểu Nhật Bản, cô ấy có thể tán tỉnh, đùa cợt và thậm chí nói chuyện theo kiểu nhạy cảm với người dùng. Có thể nói, thuật toán tạo ra cô gái ảo này đang không ngừng cố gắng tìm cách trở thành người bạn đồng hành hoàn hảo của mỗi người dùng.
Tuy nhiên, sự hấp dẫn kỹ thuật số này có một mục tiêu nghiêm túc. Bằng cách hình thành các kết nối cảm xúc sâu sắc với người dùng của mình, Xiaoice hy vọng sẽ giữ họ tương tác càng lâu và càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ giúp thuật toán của cô ấy trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, do đó sẽ cho phép công ty thu hút nhiều người dùng.
Theo những người tạo ra Xiaoice, con bot này đã đạt hơn 600 triệu người dùng. Người hâm mộ của cô có xu hướng đến từ một hoàn cảnh rất cụ thể: chủ yếu là người Trung Quốc, là nam giới và thường là những người có thu nhập thấp.
Họ cũng rất chịu khó tương tác. Hơn một nửa số tương tác với phần mềm AI diễn ra trên toàn thế giới là với Xiaoice, theo công ty này tuyên bố. Cuộc trò chuyện liên tục kéo dài nhất giữa một người dùng và Xiaoice kéo dài hơn 29 giờ và bao gồm hơn 7.000 tương tác.
Nhưng khi những người đàn ông cô đơn của Trung Quốc dành hết trái tim cho bạn gái ảo của họ, một số chuyên gia lại đang lên tiếng cảnh báo.
Mặc dù công ty phát triển Xiaoice khẳng định họ có sẵn các hệ thống để bảo vệ người dùng, các nhà phê bình vẫn cho rằng ảnh hưởng ngày càng tăng của AI - đặc biệt là trong các nhóm đối tượng xã hội dễ bị tổn thương - đang tạo ra những rủi ro nghiêm trọng về đạo đức và quyền riêng tư.
Những người dùng khác, cũng sử dụng Xiaoice, thường tự mô tả bản thân theo một kiểu tương tự nhau: cô đơn, sống nội tâm và có lòng tự trọng thấp. Họ dường như cảm thấy lạc lõng trong một xã hội đang thay đổi nhanh chóng của Trung Quốc.
Li Di, CEO của Xiaoice, chấp nhận ý tưởng rằng công ty của ông mang lại sự thoải mái cho các nhóm đối tượng xã hội bị gạt ra ngoài lề xã hội. "Nếu môi trường xã hội của chúng ta hoàn hảo, thì Xiaoice sẽ không tồn tại," anh nói.
Tuy nhiên, nỗ lực của Xiaoice trong việc hòa mình vào đời sống tình cảm của hàng triệu người Trung Quốc cũng khiến công ty rơi vào các cuộc tranh cãi nảy lửa. Giống như những gã khổng lồ truyền thông xã hội như Facebook hay Twitter, Xiaoice cũng thường trở thành trung tâm của những cuộc tranh luận xã hội khó xử.