Hình ảnh chú rùa có chỏm tóc xanh kỳ lạ từng gây thích thú cho những người yêu động vật trên toàn thế giới khi xuất hiện trên các trang báo lớn.Đây là loài rùa Mary (Elusor macrurus) được đặt tên theo con sông cùng tên ở Queensland, Australia, cũng là nơi duy nhất tìm thấy chúng trên Trái đất.Thực chất, những chỏm màu xanh trên đầu không phải là tóc của chúng mà là rêu lâu ngày bám vào. Tuy vậy, tạo nên đặc điểm nhận dạng vô cùng khác biệt cho loài rùa này.Ngoài những chỏm xanh bám trên đầu và người, rùa sông Mary còn có những đặc điểm dễ nhận biết như những cái râu thịt ngắn dưới cằm hay lỗ mũi to.Rùa sông Mary khi trưởng thành có thể dài khoảng 40cm, và một điều kỳ lạ là có thể thở qua bộ phận sinh dục.Cơ quan giống mang bên trong lỗ huyệt, bộ phận dùng để bài tiết và giao phối ở bò sát, cho phép rùa sông Mary ở dưới nước trong thời gian lên tới ba ngày.Tuy nhiên, chúng không thể trốn khỏi các nhà sưu tập thú cảnh bởi bản tính hiền lành. Tổ của chúng thường bị lùng sục vào thập niên 1960 và 1970 để nuôi làm thú cưng.Những con rùa ''tóc xanh'' bị bắt khỏi môi trường thiên nhiên và bán vào các của hàng thú nuôi. Chính điều này đã góp phần lớn vào việc đẩy loài rùa này tới nguy cơ tuyệt chủng.Rùa sông Mary quý hiếm hiện đứng thứ 29 trong danh sách 100 loài bò sát có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới, được Hiệp hội Động vật học London (ZSL) thống kê.Đến nay, ước tính chỉ còn hơn 100 con rùa này còn tồn tại trên thế giới.Theo trang web EDGE, những con rùa này có thể đã sống cùng thời với các loài động vật vào khoảng 40 triệu năm trước. Bởi vậy, không đơn thuần là một loài động vật hiếm, rùa Mary "đại diện cho một phần không thể thay thế của di sản thiên nhiên thế giới"."Bò sát ít được chú ý bảo tồn hơn so với chim và động vật có vú. Tuy nhiên, danh sách bò sát nguy cấp chỉ ra những sinh vật này thực sự độc đáo, thú vị và dễ tổn thương tới mức nào", Rikki Gumbs, điều phối viên của ZSL, cho biết.Cận cảnh rùa sông Mary quý hiểm. Nguồn: Youtube
Hình ảnh chú rùa có chỏm tóc xanh kỳ lạ từng gây thích thú cho những người yêu động vật trên toàn thế giới khi xuất hiện trên các trang báo lớn.
Đây là loài rùa Mary (Elusor macrurus) được đặt tên theo con sông cùng tên ở Queensland, Australia, cũng là nơi duy nhất tìm thấy chúng trên Trái đất.
Thực chất, những chỏm màu xanh trên đầu không phải là tóc của chúng mà là rêu lâu ngày bám vào. Tuy vậy, tạo nên đặc điểm nhận dạng vô cùng khác biệt cho loài rùa này.
Ngoài những chỏm xanh bám trên đầu và người, rùa sông Mary còn có những đặc điểm dễ nhận biết như những cái râu thịt ngắn dưới cằm hay lỗ mũi to.
Rùa sông Mary khi trưởng thành có thể dài khoảng 40cm, và một điều kỳ lạ là có thể thở qua bộ phận sinh dục.
Cơ quan giống mang bên trong lỗ huyệt, bộ phận dùng để bài tiết và giao phối ở bò sát, cho phép rùa sông Mary ở dưới nước trong thời gian lên tới ba ngày.
Tuy nhiên, chúng không thể trốn khỏi các nhà sưu tập thú cảnh bởi bản tính hiền lành. Tổ của chúng thường bị lùng sục vào thập niên 1960 và 1970 để nuôi làm thú cưng.
Những con rùa ''tóc xanh'' bị bắt khỏi môi trường thiên nhiên và bán vào các của hàng thú nuôi. Chính điều này đã góp phần lớn vào việc đẩy loài rùa này tới nguy cơ tuyệt chủng.
Rùa sông Mary quý hiếm hiện đứng thứ 29 trong danh sách 100 loài bò sát có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới, được Hiệp hội Động vật học London (ZSL) thống kê.
Đến nay, ước tính chỉ còn hơn 100 con rùa này còn tồn tại trên thế giới.
Theo trang web EDGE, những con rùa này có thể đã sống cùng thời với các loài động vật vào khoảng 40 triệu năm trước. Bởi vậy, không đơn thuần là một loài động vật hiếm, rùa Mary "đại diện cho một phần không thể thay thế của di sản thiên nhiên thế giới".
"Bò sát ít được chú ý bảo tồn hơn so với chim và động vật có vú. Tuy nhiên, danh sách bò sát nguy cấp chỉ ra những sinh vật này thực sự độc đáo, thú vị và dễ tổn thương tới mức nào", Rikki Gumbs, điều phối viên của ZSL, cho biết.
Cận cảnh rùa sông Mary quý hiểm. Nguồn: Youtube