Các chuyên gia thuộc trường đại học Zurich, Thụy Sỹ đã tiến hành nghiên cứu cách thức “nói chuyện” của loài chồn vằn và đi tới kết luận rằng loài vật này dùng những tiếng kêu đơn âm từ những tổ hợp nguyên âm và phụ âm để giao tiếp.
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng do cấu tạo đặc biệt của xương hàm nên số lượng âm thanh mà loài vật có thể phát âm được là rất ít. “Ngôn ngữ” của những loài vật này cũng rất phong phú. Ví dụ, chim và cá voi sử dụng sự lặp lại và kết hợp khác nhau của một số lượng hạn chế các âm tiết.
Các nhà động vật học cho rằng những tiếng kêu đơn giản được động vật dùng như một lời chào hoặc báo hiệu sự nguy hiểm. Tuy nhiên, giả thuyết này có vẻ không đúng với loài chồn vằn.
|
Loài chồn vằn có thể nói được "tiếng người".
|
Các nhà nghiên cứu đã so sánh hành vi của loài chồn vằn trong tự nhiên cùng với đặc điểm âm học của âm mà chúng phát ra. Họ nhận thấy dù “tín hiệu” mà chúng phát ra là khá ngắn, các đặc điểm âm học trong âm tiết của loài này vẫn có sự thay đổi (âm phát ra ở đầu và cuối tín hiệu là khác nhau). Họ giải thích rằng trong mỗi tín hiệu, âm thanh ban đầu được coi là dấu ấn của từng cá thể, còn âm thanh cuối thể hiện công việc mà chú chồn đang làm trong thời điểm đó.
Từ nghiên cứu này, các chuyên gia Thụy Sỹ rút ra kết luận những tiếng kêu của loài này tuy ngắn nhưng chứa đựng rất nhiều thông tin, và có những cấu trúc rất phức tạp, tương tự như các âm tiết trong giọng nói của loài người. Và có thể tất cả các loài động vật đều có giọng nói của riêng mình, với một hệ thống tín hiệu âm thanh phát triển.
TIN BÀI LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU