Có một lầm tưởng phổ biến rằng chim gõ kiến mổ thân gỗ để kiếm ăn. Càng nhầm lẫn hơn nữa khi một số người nghĩ rằng chúng ăn mùn cưa hoặc vụn gỗ.Những con chim gõ kiến bổ tới tấp chiếc đầu của nó vào thân cây với vận tốc 24km/h, mỗi giây 20 lần. Vậy tại sao đầu của chúng không bị tan ra từng mảnh?Lý do mà chim gõ kiến gõ mỏ vào thân gỗ là để giao tiếp, tiếng động cộng hưởng từ thân gỗ là một hình thức giúp chúng đánh dấu lãnh thổ hoặc thu hút bạn tình. Cả chim gõ kiến cái và đực đều gõ mỏ để gửi tín hiệu đến cho đối tác tiềm năng của mình, những con chim mà chúng có thể giao phối.Trong một số trường hợp, chim gõ kiến chọn một thân cây rỗng và mổ mạnh vào đó để xua đuổi kẻ thù, một kẻ săn mồi tiềm năng đang đe dọa chúng. Hoặc chim gõ kiến cũng có thể đục lỗ trên thân cây để làm tổ.Còn khi muốn kiếm ăn, chim gõ kiến chỉ đơn giản dùng mỏ nhẹ nhàng nhặt côn trùng như các loài chim khác. Một số loài chim gõ kiến thậm chí ăn chay, với chế độ ăn bao gồm nhựa cây, quả hạch, hạt giống hoặc quả mọng và mật hoa.Một đặc điểm quan trọng khác nữa nằm ở lưỡi của chim gõ kiến, khiến chúng có thể hoạt động như một chiếc lò xo giảm rung chấn cho não bộ. Lưỡi của các loài chim thông thường sẽ có một lớp xương đặc bọc ngoài một lớp xương xốp ở giữa. Nhưng lưỡi của gõ kiến thì ngược lại, chúng có lớp vỏ mềm dẻo và lớp lõi cứng.Một phần nghìn giây trước khi thực hiện cú gõ, những khối cơ dày đặc trong cổ chim co lại, trong khi mí mắt thì nhắm chặt làm cho một phần lực được giải tỏa xuống cơ ở cổ góp phần bảo vệ hộp sọ khỏi những cú đâm trời giáng.Xương chịu nén ở sọ hợp lại tạo thành một lớp đệm bảo vệ. Đồng thời, mí mắt nhắm chặt giúp chim gõ kiến bảo vệ mắt khỏi bị các mảnh gỗ bắn vào và giữ con ngươi được cố định - tránh trường hợp lực tác động mạnh có thể làm văng hoặc lệch con ngươi.Não chim rất chắc chắn để có thể đối mặt với những lần bổ đầu liên tiếp. Ở người, khi gặp những chấn thương lên phần đầu, bộ não sẽ bị va đập và lắc lư trong lớp chất lỏng tuỷ não. Tuy nhiên, chim gõ kiến không có lớp chất lỏng này, làm giảm nguy cơ tổn thương.Cùng với những cú gõ thẳng tắp như mũi tên vào thân cây giúp tránh gây chấn động lên đầu, cơ thể của loài chim cũng được thiết kế để giảm thiểu tác động. Một phần nghìn giây trước khi cú gõ xảy ra, khối cơ dày đặc trong cổ chim co lại còn mí mắt thì nhắm chặt lại.Một phần lực được giải toả xuống cơ ở cổ và bảo vệ sọ khỏi bị một cú trời giáng. Xương chịu nén ở sọ cũng tạo nên một lớp đệm bảo vệ. Trong khi đó, mí mắt nhắm chặt của con chim bảo vệ mắt khỏi bị bất cứ mảnh gỗ nào bắn vào và giữ con ngươi được cố định.Não chim cũng rất chắc chắn trong những lần bổ đầu như vậy. Những chấn thương lên đầu người thường làm bộ não bị va đập lắc lư trong lớp chất lỏng tuỷ não. Nhưng chim gõ kiến thì hầu như không có lớp chất lỏng này.Với tất cả các sự bảo vệ cần thiết này, chim gõ kiến có thể thực hiện tập quán của chúng một cách dễ dàng mà không gây ra những ảnh hưởng lớn tới não bộ.
Có một lầm tưởng phổ biến rằng chim gõ kiến mổ thân gỗ để kiếm ăn. Càng nhầm lẫn hơn nữa khi một số người nghĩ rằng chúng ăn mùn cưa hoặc vụn gỗ.
Những con chim gõ kiến bổ tới tấp chiếc đầu của nó vào thân cây với vận tốc 24km/h, mỗi giây 20 lần. Vậy tại sao đầu của chúng không bị tan ra từng mảnh?
Lý do mà chim gõ kiến gõ mỏ vào thân gỗ là để giao tiếp, tiếng động cộng hưởng từ thân gỗ là một hình thức giúp chúng đánh dấu lãnh thổ hoặc thu hút bạn tình. Cả chim gõ kiến cái và đực đều gõ mỏ để gửi tín hiệu đến cho đối tác tiềm năng của mình, những con chim mà chúng có thể giao phối.
Trong một số trường hợp, chim gõ kiến chọn một thân cây rỗng và mổ mạnh vào đó để xua đuổi kẻ thù, một kẻ săn mồi tiềm năng đang đe dọa chúng. Hoặc chim gõ kiến cũng có thể đục lỗ trên thân cây để làm tổ.
Còn khi muốn kiếm ăn, chim gõ kiến chỉ đơn giản dùng mỏ nhẹ nhàng nhặt côn trùng như các loài chim khác. Một số loài chim gõ kiến thậm chí ăn chay, với chế độ ăn bao gồm nhựa cây, quả hạch, hạt giống hoặc quả mọng và mật hoa.
Một đặc điểm quan trọng khác nữa nằm ở lưỡi của chim gõ kiến, khiến chúng có thể hoạt động như một chiếc lò xo giảm rung chấn cho não bộ. Lưỡi của các loài chim thông thường sẽ có một lớp xương đặc bọc ngoài một lớp xương xốp ở giữa. Nhưng lưỡi của gõ kiến thì ngược lại, chúng có lớp vỏ mềm dẻo và lớp lõi cứng.
Một phần nghìn giây trước khi thực hiện cú gõ, những khối cơ dày đặc trong cổ chim co lại, trong khi mí mắt thì nhắm chặt làm cho một phần lực được giải tỏa xuống cơ ở cổ góp phần bảo vệ hộp sọ khỏi những cú đâm trời giáng.
Xương chịu nén ở sọ hợp lại tạo thành một lớp đệm bảo vệ. Đồng thời, mí mắt nhắm chặt giúp chim gõ kiến bảo vệ mắt khỏi bị các mảnh gỗ bắn vào và giữ con ngươi được cố định - tránh trường hợp lực tác động mạnh có thể làm văng hoặc lệch con ngươi.
Não chim rất chắc chắn để có thể đối mặt với những lần bổ đầu liên tiếp. Ở người, khi gặp những chấn thương lên phần đầu, bộ não sẽ bị va đập và lắc lư trong lớp chất lỏng tuỷ não. Tuy nhiên, chim gõ kiến không có lớp chất lỏng này, làm giảm nguy cơ tổn thương.
Cùng với những cú gõ thẳng tắp như mũi tên vào thân cây giúp tránh gây chấn động lên đầu, cơ thể của loài chim cũng được thiết kế để giảm thiểu tác động. Một phần nghìn giây trước khi cú gõ xảy ra, khối cơ dày đặc trong cổ chim co lại còn mí mắt thì nhắm chặt lại.
Một phần lực được giải toả xuống cơ ở cổ và bảo vệ sọ khỏi bị một cú trời giáng. Xương chịu nén ở sọ cũng tạo nên một lớp đệm bảo vệ. Trong khi đó, mí mắt nhắm chặt của con chim bảo vệ mắt khỏi bị bất cứ mảnh gỗ nào bắn vào và giữ con ngươi được cố định.
Não chim cũng rất chắc chắn trong những lần bổ đầu như vậy. Những chấn thương lên đầu người thường làm bộ não bị va đập lắc lư trong lớp chất lỏng tuỷ não. Nhưng chim gõ kiến thì hầu như không có lớp chất lỏng này.
Với tất cả các sự bảo vệ cần thiết này, chim gõ kiến có thể thực hiện tập quán của chúng một cách dễ dàng mà không gây ra những ảnh hưởng lớn tới não bộ.