Theo báo cáo địa phương, phần lớn vật nuôi đều là con non, bị tấn công vào ban đêm và chết trong tình trạng bị hút máu, nhưng không có bất kỳ dấu chân nào giúp xác định kẻ săn mồi.Nhiều người thậm chí còn truyền tai nhau về con quỷ hút máu Chupacabra trong truyền thuyết - sinh vật được thêu dệt vào giữa những năm 1990 sau khi một loạt con dê bị cắn chết và hút máu một cách bí ẩn ở Puerto Rico.Trưởng làng Colchane, Javier Garcia Choque, cũng lo lắng đến mức phải liên lạc với Cơ quan Chăn nuôi và Nông nghiệp Quốc gia Chile (SAG) để yêu cầu giúp đỡ. Một nhóm các chuyên gia thú y từ SAG, do Andrea Nieto dẫn đầu, đã đến để kiểm tra hai xác chết mới nhất vào tuần trước nhưng không thể xác định thứ gì đã giết chết chúng."Chỉ có hai lỗ thủng được tìm thấy trên ngực lạc đà, ngoài ra không còn dấu vết gì khác. Rõ ràng là có thứ gì đó đã hút máu chúng. Kiểu vết thương này không phải do những kẻ săn mồi thường thấy trong khu vực như báo sư tử và cáo gây ra. Chúng tôi cần một cuộc điều tra toàn diện hơn", Nieto cho biết.Báo cáo này cũng chỉ ra khả năng loại trừ việc những con lạc đà bị chó hoang tấn công. Bởi thông thường, loài động vật săn mồi này có xu hướng xé xác con mồi. Và căn cứ theo kích thước của vết cắn có thể thấy thủ phạm không phải loài dơi hút máu."Căn cứ vào vết lỗ thủng trên ngực, hiện chúng tôi chỉ có thể kết luận đó là loài săn mồi nguy hiểm với những chiếc răng nanh rất dài", cô Andrea Nieto cho hay.Trước đó, các nhà khoa học đến từ Viện Công nghệ sinh học Vlaams tại Ghent (Bỉ) – một trong những viện nghiên cứu hàng đầu châu Âu, đã tìm thấy nhiều kháng thể trong máu của loài lạc đà không bướu.Theo Viện Công nghệ sinh học Vlaams, những kháng thể này có thể giúp chống lại Covid-19.Những kháng thể trong máu của lạc đà không bướu đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc chống lại virus MERS và SARS – 2 loại virus có “họ hàng gần” với Covid-19.Kháng thể được phát hiện trong máu của lạc đà không bướu nhỏ hơn rất nhiều so với kháng thể của người. Điều này làm tăng cơ hội phát triển công nghệ kháng thể nano, giúp tiêu diệt những loại virus có kích thước siêu nhỏ.Các nhà khoa học Mỹ tại Viện nghiên cứu Scripps đã tìm thấy trong cơ thể của loài lạc đà không bướu những kháng thể đặc biệt, mở ra hy vọng điều chế loại vắc xin chống lại tất cả các chủng virus cúm.Vào năm 1989, một trường đại học ở Brussel, Bỉ đã phát hiện đặc tính đáng chú ý của kháng thể trong máu các loài lạc đà như lạc đà sa mạc, lạc đà không bướu và lạc đà Alpacas.
Theo báo cáo địa phương, phần lớn vật nuôi đều là con non, bị tấn công vào ban đêm và chết trong tình trạng bị hút máu, nhưng không có bất kỳ dấu chân nào giúp xác định kẻ săn mồi.
Nhiều người thậm chí còn truyền tai nhau về con quỷ hút máu Chupacabra trong truyền thuyết - sinh vật được thêu dệt vào giữa những năm 1990 sau khi một loạt con dê bị cắn chết và hút máu một cách bí ẩn ở Puerto Rico.
Trưởng làng Colchane, Javier Garcia Choque, cũng lo lắng đến mức phải liên lạc với Cơ quan Chăn nuôi và Nông nghiệp Quốc gia Chile (SAG) để yêu cầu giúp đỡ. Một nhóm các chuyên gia thú y từ SAG, do Andrea Nieto dẫn đầu, đã đến để kiểm tra hai xác chết mới nhất vào tuần trước nhưng không thể xác định thứ gì đã giết chết chúng.
"Chỉ có hai lỗ thủng được tìm thấy trên ngực lạc đà, ngoài ra không còn dấu vết gì khác. Rõ ràng là có thứ gì đó đã hút máu chúng. Kiểu vết thương này không phải do những kẻ săn mồi thường thấy trong khu vực như báo sư tử và cáo gây ra. Chúng tôi cần một cuộc điều tra toàn diện hơn", Nieto cho biết.
Báo cáo này cũng chỉ ra khả năng loại trừ việc những con lạc đà bị chó hoang tấn công. Bởi thông thường, loài động vật săn mồi này có xu hướng xé xác con mồi. Và căn cứ theo kích thước của vết cắn có thể thấy thủ phạm không phải loài dơi hút máu.
"Căn cứ vào vết lỗ thủng trên ngực, hiện chúng tôi chỉ có thể kết luận đó là loài săn mồi nguy hiểm với những chiếc răng nanh rất dài", cô Andrea Nieto cho hay.
Trước đó, các nhà khoa học đến từ Viện Công nghệ sinh học Vlaams tại Ghent (Bỉ) – một trong những viện nghiên cứu hàng đầu châu Âu, đã tìm thấy nhiều kháng thể trong máu của loài lạc đà không bướu.
Theo Viện Công nghệ sinh học Vlaams, những kháng thể này có thể giúp chống lại Covid-19.
Những kháng thể trong máu của lạc đà không bướu đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc chống lại virus MERS và SARS – 2 loại virus có “họ hàng gần” với Covid-19.
Kháng thể được phát hiện trong máu của lạc đà không bướu nhỏ hơn rất nhiều so với kháng thể của người. Điều này làm tăng cơ hội phát triển công nghệ kháng thể nano, giúp tiêu diệt những loại virus có kích thước siêu nhỏ.
Các nhà khoa học Mỹ tại Viện nghiên cứu Scripps đã tìm thấy trong cơ thể của loài lạc đà không bướu những kháng thể đặc biệt, mở ra hy vọng điều chế loại vắc xin chống lại tất cả các chủng virus cúm.
Vào năm 1989, một trường đại học ở Brussel, Bỉ đã phát hiện đặc tính đáng chú ý của kháng thể trong máu các loài lạc đà như lạc đà sa mạc, lạc đà không bướu và lạc đà Alpacas.