Tại Việt Nam, những người yêu thiên văn có thể quan sát được nguyệt thực một phần từ sau nửa đêm, trong đó nguyệt thực nửa tối bắt đầu từ 1h43, nguyệt thực một phần bắt đầu lúc 3h01, nguyệt thực đạt cực đại lúc 4h30.Người yêu thiên văn Việt Nam đã có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực một phần, một trong những hiện tượng thiên văn thú vị nhất năm nay mà Việt Nam quan sát được.3h sáng 17/7, nguyệt thực nửa tối bắt đầu xuất hiện rõ ràng hơn. Lúc này mặt trăng mới chỉ chớm bị đen đi một phần. Hiện tượng nguyệt thực đạt cực đại lúc 4h30, sau đó mặt trăng lặn lúc 5h28, trước khi kết thúc.Nguyệt thực một phần xảy ra khi mặt trăng, trái đất và mặt trời lần lượt nằm trên một đường thẳng (hoặc gần thẳng) và mặt trăng đi qua bóng của trái đất. Khi đó, mặt trăng nằm đối diện với mặt trời qua trái đất.Nguyệt thực hoàn toàn vô hại và có thể quan sát bằng mắt thường mà không cần dụng cụ hỗ trợ.Nguyệt thực lần này có thể quan sát trên khắp Châu Âu, châu Phi, Trung Á và và vùng Ấn Độ Dương. Ảnh mô phỏng trên phần mềm StellariumTrong năm 2019 có hai lần nguyệt thực. Một lần nguyệt thực toàn phần xảy ra vào tháng 1 nhưng không quan sát được ở Việt Nam, và lần hai là nguyệt thực một phần ngày 17/7. Ảnh: Justin Sullivan/Getty ImagesSang năm 2020 có bốn lần nguyệt thực, tất cả đều là nguyệt thực nửa tối, trong đó Việt Nam có thể quan sát các lần nguyệt thực vào tháng 1, tháng 6 và tháng 11. Ảnh: NASALần nguyệt thực toàn phần tiếp theo Việt Nam có thể quan sát được diễn ra vào ngày 8/11/2022. Ảnh: Anthony AyiomamitisNhững người yêu thiên văn ở Hà Nội tổ chức buổi xem hiện tượng nguyệt thực một phần bằng dụng cụ quan sát chuyên nghiệp tại Đài thiên văn lớn nhất miền Bắc, rạng sáng 17/7. Nguồn ảnh: Zing News Mời quý vị xem video: Ngắm nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 ngay tại Việt Nam. Nguồn video: VTV3
Tại Việt Nam, những người yêu thiên văn có thể quan sát được nguyệt thực một phần từ sau nửa đêm, trong đó nguyệt thực nửa tối bắt đầu từ 1h43, nguyệt thực một phần bắt đầu lúc 3h01, nguyệt thực đạt cực đại lúc 4h30.
Người yêu thiên văn Việt Nam đã có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực một phần, một trong những hiện tượng thiên văn thú vị nhất năm nay mà Việt Nam quan sát được.
3h sáng 17/7, nguyệt thực nửa tối bắt đầu xuất hiện rõ ràng hơn. Lúc này mặt trăng mới chỉ chớm bị đen đi một phần.
Hiện tượng nguyệt thực đạt cực đại lúc 4h30, sau đó mặt trăng lặn lúc 5h28, trước khi kết thúc.
Nguyệt thực một phần xảy ra khi mặt trăng, trái đất và mặt trời lần lượt nằm trên một đường thẳng (hoặc gần thẳng) và mặt trăng đi qua bóng của trái đất. Khi đó, mặt trăng nằm đối diện với mặt trời qua trái đất.
Nguyệt thực hoàn toàn vô hại và có thể quan sát bằng mắt thường mà không cần dụng cụ hỗ trợ.
Nguyệt thực lần này có thể quan sát trên khắp Châu Âu, châu Phi, Trung Á và và vùng Ấn Độ Dương. Ảnh mô phỏng trên phần mềm Stellarium
Trong năm 2019 có hai lần nguyệt thực. Một lần nguyệt thực toàn phần xảy ra vào tháng 1 nhưng không quan sát được ở Việt Nam, và lần hai là nguyệt thực một phần ngày 17/7. Ảnh: Justin Sullivan/Getty Images
Sang năm 2020 có bốn lần nguyệt thực, tất cả đều là nguyệt thực nửa tối, trong đó Việt Nam có thể quan sát các lần nguyệt thực vào tháng 1, tháng 6 và tháng 11. Ảnh: NASA
Lần nguyệt thực toàn phần tiếp theo Việt Nam có thể quan sát được diễn ra vào ngày 8/11/2022. Ảnh: Anthony Ayiomamitis
Những người yêu thiên văn ở Hà Nội tổ chức buổi xem hiện tượng nguyệt thực một phần bằng dụng cụ quan sát chuyên nghiệp tại Đài thiên văn lớn nhất miền Bắc, rạng sáng 17/7. Nguồn ảnh: Zing News
Mời quý vị xem video: Ngắm nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 ngay tại Việt Nam. Nguồn video: VTV3