Chiêm ngưỡng 5 vũ khí Bảo vật Quốc gia

Google News

Trong số 30 Bảo vật Quốc gia được Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công nhận ngày 1/10/2012 có 5 loại vũ khí. Thuỷ Phạm

 

 

Bộ Cửu vị thần công (9 khẩu đại bác) được đúc dưới triều vua Gia Long (1803 - 1804), là loại súng mang tính nghi trượng, nhân cách hoá thành các vị tướng thần, tượng trưng cho uy quyền và sức mạnh của vương triều Nguyễn. 9 khẩu súng lớn được vua Gia Long hạ lệnh tập trung các binh khí bằng đồng tịch thu được đem nấu chảy và đúc để “làm kỷ niệm muôn đời” sau khi đã lật đổ vương triều Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế.
Bộ Cửu vị thần công (9 khẩu đại bác) được đúc dưới triều vua Gia Long (1803 - 1804), là loại súng mang tính nghi trượng, nhân cách hoá thành các vị tướng thần, tượng trưng cho uy quyền và sức mạnh của vương triều Nguyễn. 9 khẩu súng lớn được vua Gia Long hạ lệnh tập trung các binh khí bằng đồng tịch thu được đem nấu chảy và đúc để “làm kỷ niệm muôn đời” sau khi đã lật đổ vương triều Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế.
Bộ Cửu vị thần công được đặt tên theo “từ thời” và “ngũ hành tương sinh”: Xuân, Hạ, Thu, Đông; Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ. Về kỹ thuật chế tác, đây là một kiệt tác của nghệ thuật đúc súng, nghệ thuật trang trí chạm khắc trên đồng đồ sộ nhất và đẹp nhất được biết cho đến nay.
Bộ Cửu vị thần công được đặt tên theo “tứ thời” và “ngũ hành tương sinh”: Xuân, Hạ, Thu, Đông; Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ. Về kỹ thuật chế tác, đây là một kiệt tác của nghệ thuật đúc súng, nghệ thuật trang trí chạm khắc trên đồng đồ sộ nhất và đẹp nhất được biết cho đến nay.
  Hoa văn hình vương miện và bài minh trang trí hình khánh trên khẩu “Thuỷ”.
Hoa văn trang trí trên khẩu thần công.
Pháo cao xạ 37 mm là hiện vật gắn với tấm gương hi sinh quên mình của người anh hùng Tô Vĩnh Diện đêm ngày 1/2/1954 trong đợt kéo pháo ra theo phương châm “đánh chắc, tiến chắc”.
Pháo cao xạ 37 mm là hiện vật gắn với tấm gương hi sinh quên mình của người anh hùng Tô Vĩnh Diện đêm ngày 1/2/1954 trong đợt kéo pháo ra theo phương châm “đánh chắc, tiến chắc”.
   Đồng thời, bằng khẩu pháo này, các chiến sĩ ta đã bắn rơi 3 máy bay và bắn bị thương 13 chiếc khác, góp phần làm lên chiếc thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
Đồng thời, bằng khẩu pháo này, các chiến sĩ ta đã bắn rơi 3 máy bay và bắn bị thương 13 chiếc khác, góp phần làm lên chiếc thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
Máy bay mic 21 F96 – số hiệu 5121 tham gia chiến dịch phòng không, đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương trên miền Bắc vào tháng 12/1975 (chiến dịch Điện Biên Phủ trên không), đã bắn rơi 5 máy bay Mỹ, trong đó có 1 máy bay B52 do phi công Phạm Tuân bắn rơi đêm 27/12/1972 .
Máy bay Mig 21 F96 – số hiệu 5121 tham gia chiến dịch phòng không, đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương trên miền Bắc vào tháng 12/1975 (chiến dịch Điện Biên Phủ trên không), đã bắn rơi 5 máy bay Mỹ, trong đó có 1 máy bay B52 do phi công Phạm Tuân bắn rơi đêm 27/12/1972 .
Xe tăng T54, số hiệu 843 tham gia giải phóng thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng và các tỉnh ven biển miền Trung. Đây là chiếc xe tăng dẫn đầu đội hình tiến vào Sài Gòn, húc vào cổng phụ của Dinh Độc Lập, Đồng chí Đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy xe này đã cắm lá cờ lên nóc Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975.
Xe tăng T54, số hiệu 843 tham gia giải phóng thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng và các tỉnh ven biển miền Trung. Đây là chiếc xe tăng dẫn đầu đội hình tiến vào Sài Gòn, húc vào cổng phụ của Dinh Độc Lập, Đồng chí Đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy xe này đã cắm lá cờ lên nóc Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975.
Xe tăng T54 có kích thước dài 6,2 m; rộng 3,27 m; cao 1,27 m. Hiện vật hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Xe tăng T54 có kích thước dài 6,2 m; rộng 3,27 m; cao 1,27 m. Hiện vật hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Xe tăng T59, số hiệu 390, gia chiến đấu giải phóng tà Lương, A Lưới, giải phóng thành phố Huế, Đà Nẵng, tiến vào Sài Gòn, là chiếc xe đầu tiên húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 ghi dấu thời khắc lịch sử Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
Xe tăng T59, số hiệu 390, gia chiến đấu giải phóng Tà Lương, A Lưới, giải phóng thành phố Huế, Đà Nẵng, tiến vào Sài Gòn, là chiếc xe đầu tiên húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975, ghi dấu thời khắc lịch sử Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng
Hiện vật hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Tăng thiết giáp.
Hiện vật hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Tăng thiết giáp.
Ảnh 5 loại vũ khí: pháo cao xạ 37 mm, máy bay mic 21 F96 – số hiệu 5121, bộ Cửu vị thần công (9 khẩu đại bác), xe tăng T59 số hiệu 390, xe tăng T54 số hiệu 843 cùng 25 Bảo vật Quốc gia Việt Nam đang được trưng bày tại khuôn viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội từ 15 – 25/11/2012 chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Ảnh 5 loại vũ khí cùng 25 Bảo vật Quốc gia Việt Nam được trưng bày tại khuôn viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội từ 15 – 25/11/2012 chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

 

Bình luận(0)