Ngày 21/10, The Guardian đưa tin, cá tay trơn – loài cá đặc biệt của đại dương – đã chính thức tuyệt chủng.Đây là loài cá biển đầu tiên trên thế giới được công bố là tuyệt chủng trong thời hiện đại.Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã chính thức tuyên bố sự tuyệt chủng của cá tay trơn – loài cá đặc biệt “đi bộ” dưới đáy biển nhanh hơn bơi.Cá tay trơn, hay còn gọi là Handfish (tên khoa học: Sympterichthys unipennis) được IUCN xác nhận là đã tuyệt chủng.Năm 1802, nhà tự nhiên học người Pháp Francois Peron đã bắt một con cá tay trơn ở biển Úc và bỏ vào lọ nhỏ. Ít ai người rằng, đó là con cá tay trơn đầu tiên được con người biết tới, cũng là mẫu vật duy nhất của loài cá này mà con người có được.Nguyên nhân tuyệt chủng của cá tay trơn được xác định là do môi trường sống bị suy giảm, tình trạng đánh bắt quá mức và ô nhiễm môi trường.Cá tay trơn nhìn có vẻ “cáu kỉnh” nhưng chúng rất dễ bị tổn thương và không thể sống sót trong môi trường nuôi nhốt.Cấu tạo của chúng rất khó hiểu khi có vây ngực để “đi bộ” dưới đáy biển. Các nhà khoa học vẫn chưa có điều kiện để nghiên cứu những bí ẩn về loài cá này thì chúng đã tuyệt chủng.Cá tay trơn Sympterichthys unipennis được phát hiện lần đầu tiên ở vùng biển đông nam Tasmania vào khoảng năm 1800 - 1804. Đây là một trong 14 loài cá tay trơn sử dụng hai vây ở ngực để di chuyển dưới tầng đáy biển và chúng không có bong bóng khí giúp kiểm soát việc lặn xuống hay nổi lên như các loài cá khác.Đây là lần đầu tiên loài người chứng kiến một loài cá hoàn toàn biến mất khỏi hành tinh và đây có lẽ không phải là lần cuối cùng diễn ra sự tuyệt chủng của một loài trên trái đất.Hồi chuông cảnh báo về sự tồn vong của các sinh vật sống trong tự nhiên một lần nữa lại vang lên, nhắc nhở con người về sự tàn phá thiên nhiên và môi trường sống của các loài sinh vật biển nói riêng cũng như tất cả các loài sinh vật khác trên trái đất nói chung.
Ngày 21/10, The Guardian đưa tin, cá tay trơn – loài cá đặc biệt của đại dương – đã chính thức tuyệt chủng.
Đây là loài cá biển đầu tiên trên thế giới được công bố là tuyệt chủng trong thời hiện đại.
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã chính thức tuyên bố sự tuyệt chủng của cá tay trơn – loài cá đặc biệt “đi bộ” dưới đáy biển nhanh hơn bơi.
Cá tay trơn, hay còn gọi là Handfish (tên khoa học: Sympterichthys unipennis) được IUCN xác nhận là đã tuyệt chủng.
Năm 1802, nhà tự nhiên học người Pháp Francois Peron đã bắt một con cá tay trơn ở biển Úc và bỏ vào lọ nhỏ. Ít ai người rằng, đó là con cá tay trơn đầu tiên được con người biết tới, cũng là mẫu vật duy nhất của loài cá này mà con người có được.
Nguyên nhân tuyệt chủng của cá tay trơn được xác định là do môi trường sống bị suy giảm, tình trạng đánh bắt quá mức và ô nhiễm môi trường.
Cá tay trơn nhìn có vẻ “cáu kỉnh” nhưng chúng rất dễ bị tổn thương và không thể sống sót trong môi trường nuôi nhốt.
Cấu tạo của chúng rất khó hiểu khi có vây ngực để “đi bộ” dưới đáy biển. Các nhà khoa học vẫn chưa có điều kiện để nghiên cứu những bí ẩn về loài cá này thì chúng đã tuyệt chủng.
Cá tay trơn Sympterichthys unipennis được phát hiện lần đầu tiên ở vùng biển đông nam Tasmania vào khoảng năm 1800 - 1804. Đây là một trong 14 loài cá tay trơn sử dụng hai vây ở ngực để di chuyển dưới tầng đáy biển và chúng không có bong bóng khí giúp kiểm soát việc lặn xuống hay nổi lên như các loài cá khác.
Đây là lần đầu tiên loài người chứng kiến một loài cá hoàn toàn biến mất khỏi hành tinh và đây có lẽ không phải là lần cuối cùng diễn ra sự tuyệt chủng của một loài trên trái đất.
Hồi chuông cảnh báo về sự tồn vong của các sinh vật sống trong tự nhiên một lần nữa lại vang lên, nhắc nhở con người về sự tàn phá thiên nhiên và môi trường sống của các loài sinh vật biển nói riêng cũng như tất cả các loài sinh vật khác trên trái đất nói chung.