Tuần lễ khoa học VinFuture diễn ra từ ngày 18 - 21/01/2022 tại Hà Nội. Sự kiện này quy tụ nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới. Trong số này có nhà khoa học nữ - giáo sư Katalin Kariko. Bà là Phó chủ tịch cấp cao của BioNTech.Giáo sư Katalin Kariko đã có mặt tại Việt Nam và sẽ tham gia Tọa đàm “Khoa học Vì Cuộc sống” diễn ra vào ngày 19/1. Bà được hàng triệu người trên thế giới biết đến là một trong 2 nhà khoa học đã đặt nền móng cho công nghệ mRNA để làm ra hàng tỉ liều vắc xin ngừa COVID-19.Theo đó, những thông tin về sự nghiệp khoa học của bà Kariko - người đặt nền móng cho công nghệ mRNA làm nên các loại vắc xin Pfizer/Moderna được nhiều người quan tâm.Sinh ngày 17/1/1955 ở Szolnok, Hungary, bà Kariko được truyền cảm hứng say mê sinh học từ bố. Sau đó, các giáo viên tại trường học đã "truyền lửa" cho bà. Dù lớn lên trong hoàn cảnh gia đình không mấy khá giả nhưng bà Kariko vượt lên mọi khó khăn để học tập, theo đuổi đam mê.Nhờ vậy, bà giành được học bổng Cộng hoà Nhân dân Hungary khi học đại học. Sau khi tốt nghiệp, bà Kariko tiếp tục học lên tiến sĩ và lấy bằng Tiến sĩ tại Đại học Szeged. Kế đến, bà làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu Sinh học của ngôi trường trên.Vào năm 1985, bà Kariko cùng chồng và con gái 2 tuổi chuyển đến Mỹ làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Temple ở Philadelphia. Bốn năm sau, bà nhận một vị trí cấp thấp là trợ lý giáo sư nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania và làm việc với Tiến sĩ Elliot Barnathan.Bà Kariko và Tiến sĩ Barnathan cùng nhau nảy ra ý tưởng sử dụng mRNA để cải thiện mạch máu cho phẫu thuật tim đường vòng. Tuy nhiên, khi dự án mới đi được những bước đầu tiên, Tiến sĩ Barnathan quyết định rời Đại học Pennsylvania để làm việc cho một công ty công nghệ sinh học. Theo đó, bà Kariko còn một mình.May mắn là về sau bà Kariko gặp được một đồng nghiệp khác là bác sĩ giải phẫu thần kinh, Tiến sĩ David Langer. Hai người đã cùng nhau nghiên cứu phát triển công nghệ mRNA trong lĩnh vực y sinh học.Năm 2005, mRNA phiên bản module suy yếu ra đời. Với thành công của bà Kariko và Tiến sĩ Barnathan, nhà sinh học tế bào gốc người Canada Derrick Rossi tìm vốn đầu tư và thành lập công ty Moderna.Tại Đức, một nhóm nghiên cứu mới cũng phát hiện ra tiềm năng của bà Kariko và thành lập công ty BioNTech có trụ sở tại Mỹ. Năm 2013, BioNTech thuê bà Kariko làm chuyên gia cao cấp mRNA. Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các nhà nghiên cứu tại Pfizer-BioNTech và Moderna đã sử dụng các kỹ thuật của bà Kariko và Tiến sĩ Weissman để phát triển vắc xin.Mời độc giả xem video: Đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin phòng COVID-19. Nguồn: VTV4.
Tuần lễ khoa học VinFuture diễn ra từ ngày 18 - 21/01/2022 tại Hà Nội. Sự kiện này quy tụ nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới. Trong số này có nhà khoa học nữ - giáo sư Katalin Kariko. Bà là Phó chủ tịch cấp cao của BioNTech.
Giáo sư Katalin Kariko đã có mặt tại Việt Nam và sẽ tham gia Tọa đàm “Khoa học Vì Cuộc sống” diễn ra vào ngày 19/1. Bà được hàng triệu người trên thế giới biết đến là một trong 2 nhà khoa học đã đặt nền móng cho công nghệ mRNA để làm ra hàng tỉ liều vắc xin ngừa COVID-19.
Theo đó, những thông tin về sự nghiệp khoa học của bà Kariko - người đặt nền móng cho công nghệ mRNA làm nên các loại vắc xin Pfizer/Moderna được nhiều người quan tâm.
Sinh ngày 17/1/1955 ở Szolnok, Hungary, bà Kariko được truyền cảm hứng say mê sinh học từ bố. Sau đó, các giáo viên tại trường học đã "truyền lửa" cho bà. Dù lớn lên trong hoàn cảnh gia đình không mấy khá giả nhưng bà Kariko vượt lên mọi khó khăn để học tập, theo đuổi đam mê.
Nhờ vậy, bà giành được học bổng Cộng hoà Nhân dân Hungary khi học đại học. Sau khi tốt nghiệp, bà Kariko tiếp tục học lên tiến sĩ và lấy bằng Tiến sĩ tại Đại học Szeged. Kế đến, bà làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu Sinh học của ngôi trường trên.
Vào năm 1985, bà Kariko cùng chồng và con gái 2 tuổi chuyển đến Mỹ làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Temple ở Philadelphia. Bốn năm sau, bà nhận một vị trí cấp thấp là trợ lý giáo sư nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania và làm việc với Tiến sĩ Elliot Barnathan.
Bà Kariko và Tiến sĩ Barnathan cùng nhau nảy ra ý tưởng sử dụng mRNA để cải thiện mạch máu cho phẫu thuật tim đường vòng. Tuy nhiên, khi dự án mới đi được những bước đầu tiên, Tiến sĩ Barnathan quyết định rời Đại học Pennsylvania để làm việc cho một công ty công nghệ sinh học. Theo đó, bà Kariko còn một mình.
May mắn là về sau bà Kariko gặp được một đồng nghiệp khác là bác sĩ giải phẫu thần kinh, Tiến sĩ David Langer. Hai người đã cùng nhau nghiên cứu phát triển công nghệ mRNA trong lĩnh vực y sinh học.
Năm 2005, mRNA phiên bản module suy yếu ra đời. Với thành công của bà Kariko và Tiến sĩ Barnathan, nhà sinh học tế bào gốc người Canada Derrick Rossi tìm vốn đầu tư và thành lập công ty Moderna.
Tại Đức, một nhóm nghiên cứu mới cũng phát hiện ra tiềm năng của bà Kariko và thành lập công ty BioNTech có trụ sở tại Mỹ. Năm 2013, BioNTech thuê bà Kariko làm chuyên gia cao cấp mRNA. Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các nhà nghiên cứu tại Pfizer-BioNTech và Moderna đã sử dụng các kỹ thuật của bà Kariko và Tiến sĩ Weissman để phát triển vắc xin.
Mời độc giả xem video: Đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin phòng COVID-19. Nguồn: VTV4.