Sự kiện tuyệt chủng cuối kỷ Phấn Trắng xảy ra vào khoảng 66,5 triệu năm trước đã đánh dấu sự kết thúc của Đại Trung sinh và bắt đầu Đại Tân sinh bằng kỷ Paleogen.Theo nghiên cứu, khoảng 17% số họ, 50% số chi và 75% số loài đã bị tuyệt chủng sau biến cố này. Mới đây, các nhà khoa học đã lần tìm bằng chứng trên hóa thạch của các loài khác để tìm hiểu toàn diện hơn về tác động khủng khiếp của cuộc đại tuyệt chủng.Người dẫn đầu nhóm nghiên cứu tiến sĩ Robert DePalma đến từ Trường Đại học Khoa học Charles E.Smchmidt thuộc Đại học Florida Atlantic (Mỹ) cho biết, thời gian trong năm đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng sinh học.Do đó không có gì ngạc nhiên khi thời gian trong năm đối với một hiểm họa quy mô toàn cầu có thể đóng vai trò lớn trong mức độ khắc nghiệt của hiểm họa đó đối với sự sống.Sự kiện tiểu hành tinh khổng lồ Chicxulub rơi xuống bán đảo Yucatan 66 triệu năm trước là đại tuyệt chủng thứ 3 trong lịch sử Trái Đất đã làm thay đổi đáng kể các quần xã sinh vật toàn cầu theo những cách có liên quan đến cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu hiện nay.Công trình nghiên cứu này kéo dài từ năm 2014 lần này đã kiểm tra khu vực Tanis ở phía Bắc Dakota (Mỹ) để tìm hiểu những bí mật ẩn giấu bên trong sự kiện tuyệt chủng.Cấu trúc và mô hình độc đáo của các đường sinh trưởng trong xương cá hóa thạch từ Tanis cho thấy chúng đã chết đồng loạt trong giai đoạn sinh trưởng xuân hè, khiến cho đại tuyệt chủng càng thêm thảm khốc.Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra hóa thạch cá con bằng một kỹ thuật X-quang tiên tiến, sau đó so sánh kích thước những con cá nhỏ nhất với tốc độ tăng trưởng của các loài tương đương thời hiện đại.Kết quả thu được cho thấy những sinh vật tội nghiệp này đã bị chôn vùi rất sớm, rất khốc liệt sau khi nở.Dựa trên các bằng chứng khảo cổ được tích lũy qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng, sự kiện tuyệt chủng này là do một hoặc nhiều thảm họa đồng thời gây ra.Vì dụ như sự tác động mạnh mẽ của các thiên thạch (tạo nên các hố Chicxulub ở Mexico, Boltysh ở Ukraina) hoặc do mực nước biển tụt xuống, núi lửa phun trào mạnh mẽ tạo ra hiện tượng “bẫy Deccan” tàn phá nghiêm trọng sinh quyển Trái đất.Các sự kiện địa chất đó đã làm giảm lượng ánh sáng và mức độ quang hợp, dẫn đến sự phá hủy hệ sinh thái Trái đất trên quy mô lớn. Khí hậu khô hơn, chuỗi thức ăn cũng bị phá vỡ.Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV
Sự kiện tuyệt chủng cuối kỷ Phấn Trắng xảy ra vào khoảng 66,5 triệu năm trước đã đánh dấu sự kết thúc của Đại Trung sinh và bắt đầu Đại Tân sinh bằng kỷ Paleogen.
Theo nghiên cứu, khoảng 17% số họ, 50% số chi và 75% số loài đã bị tuyệt chủng sau biến cố này. Mới đây, các nhà khoa học đã lần tìm bằng chứng trên hóa thạch của các loài khác để tìm hiểu toàn diện hơn về tác động khủng khiếp của cuộc đại tuyệt chủng.
Người dẫn đầu nhóm nghiên cứu tiến sĩ Robert DePalma đến từ Trường Đại học Khoa học Charles E.Smchmidt thuộc Đại học Florida Atlantic (Mỹ) cho biết, thời gian trong năm đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng sinh học.
Do đó không có gì ngạc nhiên khi thời gian trong năm đối với một hiểm họa quy mô toàn cầu có thể đóng vai trò lớn trong mức độ khắc nghiệt của hiểm họa đó đối với sự sống.
Sự kiện tiểu hành tinh khổng lồ Chicxulub rơi xuống bán đảo Yucatan 66 triệu năm trước là đại tuyệt chủng thứ 3 trong lịch sử Trái Đất đã làm thay đổi đáng kể các quần xã sinh vật toàn cầu theo những cách có liên quan đến cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu hiện nay.
Công trình nghiên cứu này kéo dài từ năm 2014 lần này đã kiểm tra khu vực Tanis ở phía Bắc Dakota (Mỹ) để tìm hiểu những bí mật ẩn giấu bên trong sự kiện tuyệt chủng.
Cấu trúc và mô hình độc đáo của các đường sinh trưởng trong xương cá hóa thạch từ Tanis cho thấy chúng đã chết đồng loạt trong giai đoạn sinh trưởng xuân hè, khiến cho đại tuyệt chủng càng thêm thảm khốc.
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra hóa thạch cá con bằng một kỹ thuật X-quang tiên tiến, sau đó so sánh kích thước những con cá nhỏ nhất với tốc độ tăng trưởng của các loài tương đương thời hiện đại.
Kết quả thu được cho thấy những sinh vật tội nghiệp này đã bị chôn vùi rất sớm, rất khốc liệt sau khi nở.
Dựa trên các bằng chứng khảo cổ được tích lũy qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng, sự kiện tuyệt chủng này là do một hoặc nhiều thảm họa đồng thời gây ra.
Vì dụ như sự tác động mạnh mẽ của các thiên thạch (tạo nên các hố Chicxulub ở Mexico, Boltysh ở Ukraina) hoặc do mực nước biển tụt xuống, núi lửa phun trào mạnh mẽ tạo ra hiện tượng “bẫy Deccan” tàn phá nghiêm trọng sinh quyển Trái đất.
Các sự kiện địa chất đó đã làm giảm lượng ánh sáng và mức độ quang hợp, dẫn đến sự phá hủy hệ sinh thái Trái đất trên quy mô lớn. Khí hậu khô hơn, chuỗi thức ăn cũng bị phá vỡ.