Nhóm nghiên cứu đến từ Viện Dunlap của Đại học Toronto, Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Canada và Đại học British Columbia đã phát hiện ra rằng Trái đất đang nằm trong một đường hầm từ tính khổng lồ bao quanh toàn bộ Hệ mặt trời.Đó là một cấu trúc vô hình dưới mắt thường, nối 2 cấu trúc khổng lồ khác ở 2 phía đối diện của bầu trời là North Polar Spur và Fan Region.Theo định nghĩa của NASA, North Polar Spur và Fan Region là 2 cấu trúc sáng rực rỡ dưới ánh sáng vô tuyến hoặc tia X, vốn là một phần của "bong bóng nóng" giữa các vì sao được tạo ra bởi gió của các ngôi sao trẻ, nóng và một số vụ nổ siêu tân tinh.Nhưng kể từ khi được phát hiện vào những năm 1960, danh tính chính xác của chúng đã trở thành nguyên nhân gây hoang mang trong cộng đồng khoa học.North Polar Spur và Fan Region phát ra các sóng vô tuyến từ trường mạnh, lớn và có thể nhìn thấy rõ qua kính viễn vọng vô tuyến, bao bọc Hệ mặt trời lại, tuy nhiên không thể phát hiện được bằng mắt thường.Tiến sĩ Jennifer West, cộng tác viên Nghiên cứu tại Viện Dunlap và là tác giả đầu tiên của bài báo này cho biết trong một email gửi tới Motherboard: “Tôi hy vọng đây là một bước tiến để hiểu được từ trường của toàn bộ Thiên hà của chúng ta và của cả Vũ trụ”.West nói: “Đây là một bí ẩn đối với các nhà thiên văn học trong 50 năm qua và chúng tôi là người đầu tiên đưa ra một mô hình giải thích những cấu trúc này như một vật thể duy nhất bao quanh chúng ta."Nhóm nghiên cứu lần này đã sử dụng các mô hình và mô phỏng để tìm xem "bầu trời vô tuyến" quanh chúng ta sẽ thế nào, và mô hình các sợi từ tính dài đến 1.000 năm ánh sáng nối hai phía của bầu trời là phù hợp nhất.Mô hình này phù hợp với một loạt các đặc tính quan sát từ North Polar Spur và Fan Region bao gồm hình dạng, sự phân cực của bức xạ điện từ và độ sáng.Nhóm nghiên cứu cho biết bước tiếp theo của họ là tìm hiểu xem đường hầm từ tính này kết nối như thế nào với hệ từ trường của cả thiên hà chứa Trái Đất Milky Way và hệ thống từ trường quy mô nhỏ hơn, như của hệ Mặt Trời.Các nhà khoa học cho rằng điều này sẽ giải thích cho sự xuất hiện và nguồn gốc của hai cấu trúc dạng sợi (giống như sợi dây) trong Dải Ngân hà mà trước đây các nhà khoa học chưa lý giải được.West nói: “Kể từ lần đầu tiên tôi nhìn thấy bản đồ bầu trời qua kính viễn vọng vô tuyến, tôi đã bị cuốn hút bởi những cấu trúc này và tự hỏi chúng là gì, và điều gì tạo nên chúng."Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Nhóm nghiên cứu đến từ Viện Dunlap của Đại học Toronto, Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Canada và Đại học British Columbia đã phát hiện ra rằng Trái đất đang nằm trong một đường hầm từ tính khổng lồ bao quanh toàn bộ Hệ mặt trời.
Đó là một cấu trúc vô hình dưới mắt thường, nối 2 cấu trúc khổng lồ khác ở 2 phía đối diện của bầu trời là North Polar Spur và Fan Region.
Theo định nghĩa của NASA, North Polar Spur và Fan Region là 2 cấu trúc sáng rực rỡ dưới ánh sáng vô tuyến hoặc tia X, vốn là một phần của "bong bóng nóng" giữa các vì sao được tạo ra bởi gió của các ngôi sao trẻ, nóng và một số vụ nổ siêu tân tinh.
Nhưng kể từ khi được phát hiện vào những năm 1960, danh tính chính xác của chúng đã trở thành nguyên nhân gây hoang mang trong cộng đồng khoa học.
North Polar Spur và Fan Region phát ra các sóng vô tuyến từ trường mạnh, lớn và có thể nhìn thấy rõ qua kính viễn vọng vô tuyến, bao bọc Hệ mặt trời lại, tuy nhiên không thể phát hiện được bằng mắt thường.
Tiến sĩ Jennifer West, cộng tác viên Nghiên cứu tại Viện Dunlap và là tác giả đầu tiên của bài báo này cho biết trong một email gửi tới Motherboard: “Tôi hy vọng đây là một bước tiến để hiểu được từ trường của toàn bộ Thiên hà của chúng ta và của cả Vũ trụ”.
West nói: “Đây là một bí ẩn đối với các nhà thiên văn học trong 50 năm qua và chúng tôi là người đầu tiên đưa ra một mô hình giải thích những cấu trúc này như một vật thể duy nhất bao quanh chúng ta."
Nhóm nghiên cứu lần này đã sử dụng các mô hình và mô phỏng để tìm xem "bầu trời vô tuyến" quanh chúng ta sẽ thế nào, và mô hình các sợi từ tính dài đến 1.000 năm ánh sáng nối hai phía của bầu trời là phù hợp nhất.
Mô hình này phù hợp với một loạt các đặc tính quan sát từ North Polar Spur và Fan Region bao gồm hình dạng, sự phân cực của bức xạ điện từ và độ sáng.
Nhóm nghiên cứu cho biết bước tiếp theo của họ là tìm hiểu xem đường hầm từ tính này kết nối như thế nào với hệ từ trường của cả thiên hà chứa Trái Đất Milky Way và hệ thống từ trường quy mô nhỏ hơn, như của hệ Mặt Trời.
Các nhà khoa học cho rằng điều này sẽ giải thích cho sự xuất hiện và nguồn gốc của hai cấu trúc dạng sợi (giống như sợi dây) trong Dải Ngân hà mà trước đây các nhà khoa học chưa lý giải được.
West nói: “Kể từ lần đầu tiên tôi nhìn thấy bản đồ bầu trời qua kính viễn vọng vô tuyến, tôi đã bị cuốn hút bởi những cấu trúc này và tự hỏi chúng là gì, và điều gì tạo nên chúng."