Mới đây, ông Nikolai Korchunov đại diện cấp cao của Nga tại Hội đồng Bắc Cực đã đưa ra cảnh báo về sự tan chảy nhanh chóng của lớp băng vĩnh cửu do tình trạng ấm lên toàn cầu.Điều này không chỉ giải phóng khí metan, phá huỷ hạ tầng ở Bắc Cực mà còn có thể giải phóng những loại vi khuẩn, virus cổ đại. "Nguy cơ khiến các loại virus và vi khuẩn cổ đại hồi sinh là rất lớn. Với lý do này, Nga đã khởi xướng một dự án an toàn sinh học trong Hội đồng Bắc Cực,", ông Korchunov cho biết.Ông còn lưu ý rằng tổ chức này sẽ có nhiệm vụ tìm ra toàn bộ phạm vi "rủi ro và nguy hiểm" liên quan đến "sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu khả năng lây nhiễm dịch bệnh trong tương lai".Hội đồng Bắc Cực là một diễn đàn liên chính phủ gồm 8 quốc gia có chủ quyền với đất liền trong Vòng Bắc Cực là Nga, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Thuỵ Điển và Mỹ.Trong địa chất học, băng vĩnh cửu là tầng đất đóng băng trong ít nhất hai năm liên tiếp, nằm ở Bắc bán cầu. 65% lãnh thổ Nga là băng vĩnh cửu, bởi vậy, bất cứ thay đổi nào về địa chất sẽ đều mang đến những nguy cơ đáng kể.Ông Korchunov không phải là người đầu tiên chỉ ra "tác dụng phụ" ngoài mong muốn của biến đổi khí hậu. Đầu năm nay, nhà khoa học Nga Sergei Davydov từng cảnh báo, lớp băng vĩnh cửu tan chảy có thể đưa các bộ phận của hệ sinh thái cổ lên bề mặt.Báo cáo Bắc Cực năm 2018 suy đoán rằng, "các bệnh như bệnh cúm Tây Ban Nha, bệnh đậu mùa hoặc bệnh dịch hạch đã bị xóa sổ có thể bị giữ lại trong lớp băng vĩnh cửu".Trong những năm gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thẳng thắn hơn rất nhiều về vấn đề biến đổi khí hậu. Ông đã nhiều lần cảnh báo về những nguy cơ của tình trạng nóng lên toàn cầu đối với hệ sinh thái và môi trường của đất nước, bao gồm cả việc lớp băng vĩnh cửu tan chảy."Điều này có thể ảnh hưởng đến hệ thống đường ống, các khu dân cư được hình thành trên nền lớp băng vĩnh cửu. Nếu 25% lớp bề mặt của băng vĩnh cửu, khoảng 3-4 mét, tan chảy vào năm 2100, chúng ta sẽ cảm nhận được hiệu ứng rất mạnh", ông Putin cho biết.Trước đây, giáo sư Jean-Michel Claverie từ Đại học Aix-Marseille (Pháp) cho biết họ đã hồi sinh và phân tích thành công "virus Siberia cổ đại", một "quái vật" nhỏ đáng sợ từng được nhóm của ông đem về từ vùng băng giá vài năm về trước.Những virus này không chỉ dễ dàng sống lại trong môi trường phù hợp ở phòng thí nghiệm, sau 30.000 năm bị niêm phong trong băng, mà còn được chứng minh là từng gây thảm họa trong thế giới những loài người khác.Nó đã gây nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đến loài ma mút và cả con người, không phải tổ tiên chúng ta mà là người Neanderthals – một loài người khác đã tuyệt chủng.
Mới đây, ông Nikolai Korchunov đại diện cấp cao của Nga tại Hội đồng Bắc Cực đã đưa ra cảnh báo về sự tan chảy nhanh chóng của lớp băng vĩnh cửu do tình trạng ấm lên toàn cầu.
Điều này không chỉ giải phóng khí metan, phá huỷ hạ tầng ở Bắc Cực mà còn có thể giải phóng những loại vi khuẩn, virus cổ đại. "Nguy cơ khiến các loại virus và vi khuẩn cổ đại hồi sinh là rất lớn. Với lý do này, Nga đã khởi xướng một dự án an toàn sinh học trong Hội đồng Bắc Cực,", ông Korchunov cho biết.
Ông còn lưu ý rằng tổ chức này sẽ có nhiệm vụ tìm ra toàn bộ phạm vi "rủi ro và nguy hiểm" liên quan đến "sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu khả năng lây nhiễm dịch bệnh trong tương lai".
Hội đồng Bắc Cực là một diễn đàn liên chính phủ gồm 8 quốc gia có chủ quyền với đất liền trong Vòng Bắc Cực là Nga, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Thuỵ Điển và Mỹ.
Trong địa chất học, băng vĩnh cửu là tầng đất đóng băng trong ít nhất hai năm liên tiếp, nằm ở Bắc bán cầu. 65% lãnh thổ Nga là băng vĩnh cửu, bởi vậy, bất cứ thay đổi nào về địa chất sẽ đều mang đến những nguy cơ đáng kể.
Ông Korchunov không phải là người đầu tiên chỉ ra "tác dụng phụ" ngoài mong muốn của biến đổi khí hậu. Đầu năm nay, nhà khoa học Nga Sergei Davydov từng cảnh báo, lớp băng vĩnh cửu tan chảy có thể đưa các bộ phận của hệ sinh thái cổ lên bề mặt.
Báo cáo Bắc Cực năm 2018 suy đoán rằng, "các bệnh như bệnh cúm Tây Ban Nha, bệnh đậu mùa hoặc bệnh dịch hạch đã bị xóa sổ có thể bị giữ lại trong lớp băng vĩnh cửu".
Trong những năm gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thẳng thắn hơn rất nhiều về vấn đề biến đổi khí hậu. Ông đã nhiều lần cảnh báo về những nguy cơ của tình trạng nóng lên toàn cầu đối với hệ sinh thái và môi trường của đất nước, bao gồm cả việc lớp băng vĩnh cửu tan chảy.
"Điều này có thể ảnh hưởng đến hệ thống đường ống, các khu dân cư được hình thành trên nền lớp băng vĩnh cửu. Nếu 25% lớp bề mặt của băng vĩnh cửu, khoảng 3-4 mét, tan chảy vào năm 2100, chúng ta sẽ cảm nhận được hiệu ứng rất mạnh", ông Putin cho biết.
Trước đây, giáo sư Jean-Michel Claverie từ Đại học Aix-Marseille (Pháp) cho biết họ đã hồi sinh và phân tích thành công "virus Siberia cổ đại", một "quái vật" nhỏ đáng sợ từng được nhóm của ông đem về từ vùng băng giá vài năm về trước.
Những virus này không chỉ dễ dàng sống lại trong môi trường phù hợp ở phòng thí nghiệm, sau 30.000 năm bị niêm phong trong băng, mà còn được chứng minh là từng gây thảm họa trong thế giới những loài người khác.
Nó đã gây nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đến loài ma mút và cả con người, không phải tổ tiên chúng ta mà là người Neanderthals – một loài người khác đã tuyệt chủng.